Trường THPT Bình Hưng Hòa tổ chức kiểm tra chất lượng kiến thức giữa học kì 1 lớp 10 môn Lý năm học 2019 – 2020, các em cùng tham khảo.
Câu1 : (2 điểm)
Cho các dữ kiện sau :
biểu diễn hợp lực của chúng;
trên mọi quãng đường;
nếu hai lực đồng quy làm thành;
có tốc độ trung bình như nhau;
thì đường chéo;
có quỹ đạo là đường thẳng;
hai cạnh của một hình bình hành;
chuyển động thẳng đều là chuyển động;
kể từ điểm đồng quy;
Từ các dữ kiện trên em hãy:
Advertisements (Quảng cáo)
a) Nêu định nghĩa chuyển động thẳng đều.
b) Phát biểu quy tắc hình bình hành
Câu2 : (1 điểm)
Bạn A ngồi torng xe buýt đang chuyển động, quan sát thấy bạn B đang đứng ở gốc cây bên đường, bạn A nói : “Mình đứng yên, bạn B đang chuyển động”; nhưng bạn B lại khẳng định : “Mình đứng yên, bạn A đang chuyển động”. Vậy theo em, bạn nào nói đúng? Vì sao?
Câu3 : (2 điểm)
Lúc 6 giờ, tại hai địa điểm A và B cách nhau 50km, có hai ô tô cùng chuyển động thẳng đều và cùng chiều nhau. Ô tô đi từ A chuyển động với vận tốc 60km/h, ô tô đi từ B chuyển động với tốc độ 40km/h. Chọn A làm mốc, chiều dương từ A đến B, mốc thời gian lúc 6 giờ.
Viết phương trình chuyển động của hai ô tô.
Tìm thời điểm và vị trí hai ô tô gặp nhau.
Advertisements (Quảng cáo)
Câu4 : (2 điểm)
Một vật được thả rơi tự do tại nơi có gia tốc g = 10m/s2. Thời gian vật rơi là 3s.
a. Tính độ cao nơi thả vật và vận tốc của vật khi chạm đất.
b. Tính thời gian vật rơi trong cuối.
Câu 5: (1 điểm)
Một chất chuyển động có phương trình x = t2 + 5t – 24 (m;s). Tính vận tốc của chất điểm khi nó đi qua gốc tọa độ.
Câu 6: (1 điểm)
Trái đất quay đều quanh trục địa cực mỗi vòng 24 giờ.Tính vận tốc dài của một điểm trên mặt đất ở vĩ độ 600. Cho bán kính Trái Đất là 6400km.
Câu 7: (1 điểm)
Dùng đồng hồ đo thời gian có độ chia nhỏ nhất 0,01s để đo thời gian rơi tự do của một vật từ điểm A đến điểm B, được các giá trị như sau :
Lần đo | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 |
Thời gian | 0,47 | 0,45 | 0,45 |
Hãy tính thời gian rơi trung bình, sai số của phép đo và trình bày kết quả đo.