Trang Chủ Lớp 6 Đề thi học kì 1 lớp 6

Thi học kì 1 môn Toán, Văn lớp 6 có đáp án trường THCS Long Mỹ 15-16

Đề thi cuối học kì 1 môn Toán & Văn lớp 6 có đáp án rất chi tiết của Trường THCS Long Mỹ – Phòng GD & ĐT Mang Thít năm học 2015 – 2016: Kể về một thầy (cô) giáo mà em thích nhất.

A. Đề Thi Môn Toán 6
Câu 1:(0,5đ)

Liệt kê các phần tử của tập hợp   A = {x ∈ N/15 ≤ x ≤ 19}

Câu 2: (3đ) thực hiện phép tính

a.  2.(72 – 2.32) – 60

b.  27.63 + 27.37

c.  l-7l + (-8) + l-11l + 2

d.  568 – 34 {5.l9 – ( 4-1)2l + 10}

Câu 3: ( 2,5 điểm ) Tìm số nguyên x

a) 2x + 3 = 52 : 5

b) 105 – ( x + 7) = 27 : 25

Câu 4 (1 điểm): Học sinh lớp 6B khi xếp hàng 2, hàng 4, hàng 8 đều vừa đủ hàng. Biết số học sinh lớp đó trong khoảng 30 đến 38. Tính số học sinh của lớp 6B.

Câu 5:(1 điểm)  Khi nào thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB? Vẽ hình minh họa.

Câu 6: ( 2 điểm )Vẽ tia Ox, trên Ox lấy điểm A và B sao cho OA= 4cm, OB = 8cm.

a.  Trong 3 điểm O, A, B điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại. Vì sao? . So sánh OA và AB

b. A có phải là trung điểm của OB không? Vì sao ?


ĐÁP ÁN ĐỀ THI HK1 MÔN TOÁN 6 – THCS LONG MỸ

Câu 1.

A =  {15;16;17;18;19}  (0,25đ)

Câu 2.

a.  2.(72 – 2.32) – 60

            = 2.(49 – 2.9) – 60              (0,25đ)

= 2.31 – 60              (0,25đ)

            = 62 – 60  = 2           (0,25đ)

b.   27.63 + 27.37

            = 27.(63 + 37)                  (0,25đ)

= 27.100          (0,25đ)

            = 2700          (0,25đ)

c. l-7l + (-8) + l-11l + 2

            = 7 + (-8) + 11 + 2        (0,5 đ)

            = 12     (0,25đ)

d. 568 – 34 {5.l9 – ( 4-1)2l + 10}

        = 568 – 34 {5.[9-9] + 10}      (0,25đ)

=  568 – 34.10

Advertisements (Quảng cáo)

= 568 – 340           (0,25đ)

      = 228               (0,25đ)

Câu 3.

a)2x + 3 = 52 : 5

      2x + 3 =5              (0,25đ)

2x  = 5-3            (0,25đ)

2x   =2            (0,25đ)

x=1            (0,25đ)

b)

105 – ( x + 7) = 27 : 25

105 – ( x + 7) = 22             (0,25đ)

105 – ( x + 7) = 4            (0,25đ)

x + 7 = 105 – 4                (0,25đ)

x + 7 = 101                      (0,25đ)

x   =  101 – 7            (0,25đ)

x  = 94             (0,25đ)

Câu 4.

Gọi x (hs) là số học sinh lớp 6B phải tìm (30<x< 38, x)

Vì hs lớp 6B xếp 2,  hàng, 4 hàng, 8 hàng đều vừa đủ nên x⋮2; x⋮4; x⋮8 hay x  ∈ BC{2;4;8}            (0,25đ)

Ta có: BCNN(2,4,8) = 8               (0,25đ)

⇒ BC(2,4,8) = B(8) ={0; 8; 16;24; 32; 40; …}

Mặt khác: 30<x< 38            (0,25đ)

Advertisements (Quảng cáo)

Nên  x = 32

Vậy số học sinh lớp 6B là 32 học sinh    (0,25đ)

Câu 5.

Khi M nằm giữa và cách đều hai điểm A và B     (0,5đ)

Vẽ được hình có điểm M là trung điểm của AB    (0,5đ)

Câu 6.a)

2015-12-24_155146 0,25đ

Điểm A nằm giữa O và B      (0,25đ)

Vì OA < OB  ( 4 < 8 )       (0,25đ)

Ta có: AO + AB = OB

3 + AB = 6        (0,25đ)

AB = 6 -3 = 3 cm          (0,25đ)

Vậy OA = AB = 3 cm         (0,25đ)

b)

Vì  A nằm giữa O, B và cách đều O và B ( OA = AB )          (0,25đ)

Nên A là trung điểm OB           (0,25đ)


B. Đề Thi Môn Văn 6
I. CÂU HỎI :(4đ)

Câu 1. Động từ là gì ? Cho ví dụ..(1đ)

Câu 2 . Qua truyện ngụ ngôn « Thầy bói xem voi », em rút ra bài học gì cho bản thân mình ?(1đ)

Câu 3. Viết đoạn văn ngắn ( từ 4-6 câu) chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng ít nhất hai cụm động từ. Gạch dưới hai cụm động từ ấy . (2đ)

II. LÀM VĂN: (6đ)

  Kể về một thầy (cô) giáo mà em thích nhất.


ĐÁP ÁN ĐỀ THI HK1 LỚP 6 MÔN VĂN

 I. CÂU HỎI :(4đ)

Câu 1. (1đ)

-Nêu đúng khái niệm động từ .(0,5đ)

-Cho ví dụ đúng..(0,5đ)

Động từ là những từ dùng để chỉ hành động, trạng thái của sự vật

Ví dụ: ăn, đi, ngủ, bơi…

Câu 2.(1đ)

-Bài học rút ra: Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.

Ý nghĩa của truyện không dừng ở mức hài hước, trào lộng để mua vui, Cao hơn thế, các tác giả dân gian muốn phê phán cái “mù” trong nhận thức của không ít người. Bài học bổ ích chứa đựng trong truyện chính là: Trong cuộc sống, sự vật nào, vấn đề nào bản thân chưa hiểu biết tường tận, thấu đáo thì chớ nên bày tỏ ý kiến một cách nông nổi, hồ đổ. Muốn có được một nhận xét chính xác thì phải tìm hiểu toàn diện, kĩ càng. Những hiểu biết sơ sài, nông cạn, những suy đoán chủ quan, thiếu thực tế chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi. Ngoài ra, truyện còn ngầm chỉ trích loại người có trình độ hiểu biết thấp kém nhưng lại hay làm ra vẻ thông thái. Ý nghĩa này được gói gọn trong câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi”.

Câu 3. Viết đoạn văn đúng theo yêu cầu.  (2đ)

PHẦN TỰ LUẬN : (6đ)

Kể về một thầy (cô) giáo mà em thích nhất.

 DÀN BÀI

 MB:: (1đ)

Giới thiệu thầy (cô) giáo mà em yêu mến.

TB:: (4đ)

-Kể về hình dáng: tuổi, vóc dáng, khuôn mặt, cách ăn mặc,…

-Tính tình của thầy (cô).

-Cách cử xử với làng xóm, đồng nghiệp, với phụ huynh, học sinh,…

-Điều em quí mến.

KB:: (1đ)

Nêu cảm nghĩ của em về thầy (cô).

Bài làm mẫu

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.

Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.

Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.

Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.

Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: “Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!”

Advertisements (Quảng cáo)