1. (3đ) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
1. Hãy nối các loại từ ở cột A với ý nghĩa khái quát tương ứng của chúng ở cột B.
A |
B |
1. Danh từ 2. Động từ 2. Tính từ 4. Số từ |
a. Chỉ các hành động, trạng thái của vật. b. Chỉ đặc điểm, hành động, trạng thái, tính chất của vật. c. Biểu thị số lượng. d. Chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm. |
2. Trong các từ dưới dây, từ nào là danh từ?
A. Một. B. Chạy.
C. Đẹp. D. Nhà.
3. Trong các từ dưới đây, từ nào không phải là tính từ?
A. Bồi hồi. B. Rất.
C. Giỏi. D. Vui.
4. Cho câu văn: “Tôi đeo gùi sau lưng, khoác súng bên vai và giương trên đầu một chiếc dù lớn bằng da dê, xấu xí vụng về nhưng lại là thứ cần thiết nhất cho tôi, bên khẩu súng của tôi”. Câu văn trên có chứa mấy động từ?
A. Một. B. Hai.
C. Ba. D. Bốn.
5. Điền vào chỗ trống trong câu nhận xét từ ngữ thích hợp:
Cụm từ in đậm trong câu: “Tôi đội một chiếc mũ to tướng cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì làm bằng da một con dê” là cụm………
6. Thành tố chính của cụm từ: “ấm áp vô cùng, dễ chịu vô cùng” (Bố của Xi-mông) là tính từ. Đúng hay sai?
Advertisements (Quảng cáo)
A. Đúng. B. Sai
2. (3đ)
2.1. Các câu được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào? Nêu rõ các phép liên kết dó. Tìm đoạn văn minh hoạ cho các phép liên kết đó.
2.2. Tìm các phương tiện liên kết hình thức trong ví dụ sau:
Tác phẩm nghệ thuật nào củng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
(Tiếng nói văn nghệ – Nguyễn Đình Thi)
3. (4đ)
Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, anh kĩ sư khí tượng thủy văn đã nói: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi” và anh đã nói với cô kĩ sư: “Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ”.
Từ hai câu nói trên, em hiểu tính cách của anh kĩ sư như thế nào? Hãy trình bày ý kiến của em thành một đoạn văn khoảng 20 dòng có sử dụng thành phần khởi ngữ, thành phần biệt lập.
Advertisements (Quảng cáo)
1.: (3đ)
1 |
2 |
3 |
1-d, 2-a, 3-b, 4-c |
D |
B |
4 |
5 |
6 |
C |
Cụm tính từ |
A |
Câu 2: (3đ)
2.1. (1đ) Các câu trong đoạn văn được liên kết với nhau bằng những phép liên kết:
– Phép lặp từ ngữ: Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước.
– Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng: Sử dụng ở câu đứng sau các đồng nghĩa, trái nghĩa hay cùng trường từ vựng với từ ngữ đã có ở câu trước.
– Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đă có ở câu trước.
– Phép nối: Sử dụng các từ ngữ ở câu đứng sau để biểu thị quan hệ của nó với câu đứng trước.
* Đoạn văn minh hoạ cho các phép liên kêt:
Tham khảo đoạn văn sau:
“Nam Cao là một nhà văn có quan điểm tiến bộ ngay từ trước Cách mạng thảng Tám. Ông gần gũi, cảm thông và từng viết nhiều về nông dân và những trí thức nghèo. Nhà văn luôn trăn trở về ý nghĩa của cuộc sống, đau buồn vì cảnh “đời thừa” và lối “sống mòn” mà nhiều người không tránh được trước đây, mong sao con người được sống có ích, xứng đảng, không bị “áo cơm ghì sát đất”.
(Nguyễn Văn Hạnh)
2.2. (2đ) Liên kết hình thức là hệ thống các phương tiện ngôn ngữ phối hợp hài hoà với nhau để diễn đạt sự liên kết về nội dung. Các phương tiện đó là ngữ âm, từ vựng hoặc mô hình cấu trúc ngữ pháp.
Tìm các phương tiện liên kết hình thức trong đoạn trích Tiếng nói văn nghệ – Nguyễn Đình Thi:
– Phép lặp từ ngữ: Tác phẩm.
– Phép liên tưởng: Nghệ thuật – nghệ sĩ – tác phẩm.
– Phép thế: Nghệ sĩ – anh.
– Phép nối: Nhưng.
3. (4đ)
1. Nội dung:
Tính cách của anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long: lạc quan, say mê công việc. Trong sáng về tinh thần và tình cảm, về cách sống và suy nghĩ.
2. Hình thức:
– Viết đoạn văn nghị luận khoảng 20 dòng.
– Trong đoạn văn có sử dụng: thành phần khởi ngữ, thành phần biệt lập.