I. TRẮC NGHIỆM (4đ)
1.. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Nhóm cây nào sau đây sống ở các bãi triều lầy ven biển?
a. Cây đước, cây sú, cây vẹt. b. Cây xương rồng, cỏ lạc đà.
c. Cây bèo Nhật Bản, cây rong đuôi chó. d. Cây bèo hoa dâu, cây hoa súng.
2. Cây ngô, cây lúa, cây kê là cây mấy lá mầm ?
a. Cây Hai lá mầm b. Cây Một lá mầm
c. Cả a và b đều đúng d. Cả a và b đều sai
3. Loài tảo nào sau đây sống ở nước ngọt ?
a. Tảo sừng hươu, tảo vòng, rau câu b. Tảo sừng hươu, rau câu, rau diếp biển
c. Tảo vòng, tảo silic, tảo tiểu cầu d. Tảo silic, tảo tiểu cầu, rau câu
4. Quả thầu dầu, qua đỗ đen thuộc loại quả gì ?
a. Quả khô nẻ b. Quả khô không nẻ
c. Quả mọng d. Quả hạch
2.. Hãy sắp xếp đặc điểm của hạt ở cột B tương ứng với từng loại cây (Hai lá mầm và Một lá mầm) ở cột A rồi ghi vào cột kết quả.
Advertisements (Quảng cáo)
STT
Các loại cây (Cột A)
Các đặc điểm của hạt (Cột B)
Kết quả
1
2
Cây Hai lá mầm Cây Một lá mầm
a) Có vỏ bao bọc hạt, phôi
b) Phôi có hai lá mầm
c) Phôi có một lá mầm
Advertisements (Quảng cáo)
d) Phôi có chồi mầm, lá mầm, thân mầm và rễ mầm
e) Chất dinh dưỡng nằm ở phôi nhũ g) Chất dinh dưỡng nằm ở hai lá
mầm
1…………
2………
II. TỰ LUẬN (6đ)
1.. Nêu điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ ?
2.. Sau khi học xong bài “Hạt và các bộ phận của hạt” có bạn nói rằng: hạt lạc gồm có 3 phần là vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. Theo em câu nói của bạn có chính xác không ? Vì sao ?
I. TRẮC NGHIỆM (4đ)
1.
1 |
2 |
3 |
4 |
a |
b |
c |
a |
2.
1 |
2 |
a, b, d, g |
a, c, d, e |
II. TỰ LUẬN (6đ)
1. Điểm giống nhau và khác nhau giữa tảo xoắn và rong mơ
*Giống nhau:
– Đều thuộc nhóm thực vật bậc thấp. Cơ thể chưa có rễ, thân, lá thật sự.
– Đều phân bố trong môi trường nước.
-Tế bào cấu tạo cơ thể đã có nhân hoàn chỉnh. Trong tế bào có chất diệp lục.
-Dinh dưỡng bằng hình thức tự dưỡng: tự chế tạo chất hữu cơ thông qua quang hợp từ nước và khí cacbônic.
-Ngoài sinh sản sinh dưỡng, còn có sinh sản hữu tính.
* Khác nhau:
|
Tảo xoắn |
Rong mơ |
Phân bố |
Môi trường nước ngọt (ao, hồ, đầm…) |
Môi trường nước mặn (biển) |
Cấu tạo |
– Có màu lục do chỉ chứa chất diệp lục. – Có thể có dạng sợi |
– Ngoài diệp lục còn có màu nâu do có chất sắc tố phụ màu nâu. – Có thể có dạng cành cây. |
Sinh sản |
Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp giữa hai tế bào gần nhau. |
Sinh sản hữu tính bằng cách kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu. |
2. Sau khi học xong bài “Hạt và các bộ phận của hạt” có bạn nói rằng: hạt lạc gồm có 3 phần là vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
Câu nói của bạn đó cũng đúng nhưng chưa thật chính xác là vì chất dinh dưỡng dự trữ ở hạt lạc (cũng như hạt đỗ đen) nằm trong 2 lá mầm (tức là nằm trong phôi).