I. Trắc nghiệm
1. Phương thức lây truyền nào dưới đây không cùng nhóm với những phương thức lây truyền còn lại?
A. Truyền qua sol khí bắn ra khi ho hoặc hắt hơi
B. Truyền qua đường tiêu hóa
C. Truyền qua vết thương hở
D. Truyền từ mẹ sang con
2. Trong cơ thể người, thành phần nào dưới đây không phải là một bộ phận của miễn dịch không đặc hiệu?
A. Kháng thể do tế bào limphô B tiết ra
B. Dịch axit của dạ dày
C. Hệ thống nhung mao trong đường hô hấp
D. Đại thực bào và bạch cầu trung tính
3. Miễn dịch đặc hiệu được chia làm 2 loại, đó là?
A. miễn dịch thể dịch và miễn dịch tập nhiễm.
B. miễn dịch tập nhiễm và miễn dịch tế bào.
C. miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch thể dịch.
D. miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào.
4. Bệnh nào dưới đây có thể phòng ngừa nếu chúng ta ăn uống đảm bảo vệ sinh?
A. Viêm phổi B. Quai bị
C. Đậu mùa D. Viêm gan C
5. Trong nhóm bệnh do virut gây ra, loại miễn dịch nào đóng vai trò chủ lực?
Advertisements (Quảng cáo)
A. Miễn dịch tế bào
B. Miễn dịch thể dịch
C. Miễn dịch tập nhiễm
D. Miễn dịch không đặc hiệu
4.0: Miễn dịch tế bào có sự tham gia của loại tế bào nào dưới đây?
A. Tế bào T độc
B. Tế bào limphô B
C. Hồng cầu
D. Bạch cầu trung tính
II. Tự luận.
1. Nêu ảnh hưởng của các yếu tố lí học đến sự sinh trưởng của vi sinh vật?
2. Trình bày các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân thực và vi sinh vật nhân sơ?
Advertisements (Quảng cáo)
I. Trắc nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
D |
A |
D |
B |
A |
A |
II. Tự luận
1. Các yếu tố lí học
a. Nhiệt độ
– Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ của các phản ứng sinh hoá học trong cơ thể, tăng cường hoặc kìm hãm sự sinh sản của vi sinh vật. Nhiệt độ cao thường làm biến tính các loại prôtêin, axit nuclêic.
– Dựa vào khả năng chịu nhiệt, người ta phân chia vi sinh vật làm 4 nhóm : vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt và vi sinh vật ưa siêu nhiệt.
b. Độ ẩm
– “Ở đâu có nước là ở đó có sự sống”, do đó, độ ẩm là một trong những yếu tố tiên quyết phạm vi phân bố của các loài vi sinh vật.
– Nhìn chung, vi khuẩn là nhóm sinh vật đòi hỏi độ ẩm cao hơn so với nấm men và nấm sợi. Chính vì vậy người ta có thể ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật thông qua việc điều chỉnh độ ẩm của môi trường mà chúng đang sinh sống.
c. pH
– Độ pH ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hoá vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP,…
– Dựa vào mức độ thích nghi với pH của môi trường, người ta phân chia vi sinh vật thành 3 nhóm chính : vi sinh vật ưa axit, vi sinh vật ưa kiềm và vi sinh vật ưa pH trung tính.
d. Ánh sáng
– Ánh sáng là nhu cầu thiết yếu của những sinh vật quang tự dưỡng, quang dị dưỡng. Ngoài ra, ánh sáng còn tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng,…
– Bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế hoạt động của vi sinh vật. Ví dụ : tia Rơn ghen có thể làm ion hoá các prôtêin và axit nuclêic của vi sinh vật khiến chúng bị đột biến hoặc bị huỷ hoại.
e. Áp suất thẩm thấu
– Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu có thể gây phản ứng co nguyên sinh, ức chế sự phân chia của vi sinh vật hoặc làm phá vỡ tế bào do tác động của hiện tượng trương nước. Dựa vào cơ chế này, người ta đã ứng dụng vào thực tiễn để kìm hãm hoạt động của vi sinh vật. Ví dụ điển hình là việc ngâm rau quả vào nước muối để loại bỏ, giảm thiểu lượng vi sinh vật còn sót lại trên bề mặt của chúng.
2. * Sinh vật nhân sơ
Phân đôi
– Phân đôi là hình thức sinh sản chủ yếu của vi khuẩn.
– Quá trình phân đôi ở vi khuẩn xảy ra hiện tượng gấp nếp màng sinh chất tạo ra mêzôxôm – cấu trúc có vai trò làm điểm tựa cho vòng ADN nhân đôi đồng thời góp phần hình thành nên vách ngăn phân chia tế bào mẹ thành hai tế bào con
Nảy chồi và tạo thành bào tử
– Nảy chồi: vi khuẩn quang dưỡng màu tía,…
– Tạo thành bào tử: vi khuẩn dinh dưỡng mêtan (hình thành bào tử ở bên ngoài tế bào sinh dưỡng), xạ khuẩn (hình thành bào tử đốt),…
– Ngoài ra, khi gặp điều kiện bất lợi thì tế bào vi khuẩn sinh dưỡng hình thành bên trong một nội bào tử (có vỏ dày và chứa canxiđipicôlinat). Đây không phải là một hình thức sinh sản mà chỉ là dạng tiềm sinh của tế bào.
*Sinh vật nhân thực
Sinh sản bằng bào tử
– Sinh sản bằng bào tử vô tính: nấm Mucor (bào tử kín), nấm Penicillium (bào tử trần), nấm sợi (bào tử áo), …
– Sinh sản bằng bào tử hữu tính: nấm rơm (bào tử đảm), nấm sợi (bào tử tiếp hợp),…
Sinh sản bằng cách nảy chồi và phân đôi
– Sinh sản bằng nảy chồi: nấm men rượu,…
– Sinh sản bằng phân đôi: nấm men rượu rum, tảo lục, tảo mắt, trùng giày…