Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Năm 1925, Hội Việt Nam Cách Mạng thanh niên chủ trương:
A. “Vô sản hóa”.
B. Rèn luyện tính kỉ luật cho hội viên
C. Đưa hội viên về các cơ sở.
D. Xây dựng phong trào cách mạng ở tận cơ so.
2. Tác giả của cuốn “ĐườngKách mệnh” là:
A. Phan Bội Châu. B. Nguyễn Ái Quốc,
C. Trường Chinh. D. Trần Phú.
3.Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là:
A. Báo Thanh niên.
B. Báo Nhân đạo.
C. Báo Đời sống công nhân.
D. Báo Người cùng khổ.
4. An Nam Cộng sản đảng thành tập vào:
A. Tháng 6 – 1929.
B. Tháng 7 – 1929.
C. Tháng 8 – 1929.
D. Tháng 9 – 1929.
5. Đông Dương Cộng sản đảng thành lập vào:
A. Tháng 5 – 1929.
B. Tháng 6 – 1929.
C. Tháng 7 – 1929.
D. Tháng 8 – 1929.
6. Cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản đảng là:
A. Báo Thanh niên.
B. Báo Nhân đạo.
C. Báo Đời so nạ công nhân.
D. Báo Búa liêm.
7. Đông Dương Cộng sản liên đoàn thành lập vào:
A. Tháng 7 – 1929.
B. Tháng 8 – 1929.
C. Tháng 9 – 1929.
D. Tháng 10 – 1929.
8. Hoàn chỉnh câu sau: Từ đầu cách mạng Việt nam đã thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiên phong là:
A. Đảng Cộng sản Việt nam.
B. Đông Dương cộng sản đảng
C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
D. An Nam Cộng sản đảng.
9. Tổ chức đứng ra chăm lo mọi mặt đời sống chính trị, xã hội ở nông thôn Nghệ – Tĩnh, đó là:
A. Ban Chấp hành nông hội.
B. Ban Chấp hành công hội.
C. Hội phụ nữ giải phóng.
D. Đoàn thanh niên phản đế.
10. Chính quyền Xô viết Nghệ – Tĩnh tồn tại trong khoảng thời gian:
A. Từ 2 – 3 tháng.
B. Từ 3 – 4 tháng.
C. Từ 4 – 5 tháng.
D. Từ 5 – 6 tháng.
1.1. Chọn và điền cụm tù còn thiếu vào ô trống ở đoạn văn sau:
“Mặc dù bị kẻ thù dập tắt trong máu lửa, phong trào đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam ”
A. Cách mạng 1930 – 1931.
B. Xô viết Nghệ – Tĩnh,
C. Công nông 1930 – 1931.
D. Chính quyền Xô viếtằ
1.2. Hệ thống tồ chức của Đảng nói chung được phục hồi vào:
A. Đầu năm 1932.
B. Đầu năm 1933.
C. Cuối năm 1935.
D. Cuối năm 1934 đầu 1935.
Advertisements (Quảng cáo)
1.3. Đại hội lần thứ nhất của Đảng diễn ra vào:
A. Tháng 3 – 1935.
B. Tháng 4 – 1935.
C. Tháng 5 – 1935.
D. Tháng 6 – 1935.
1.4. Đại hội lần thứ nhất của Đảng họp ở:
A. Hương Cảng – Trung Quốc.
B. Ma Cao – Trung Quốc.
C. Xiêm – Thái Lan.
D. Cao Bằng – Việt Nam.
1.5. Cuộc đấu tranh công khai, hợp pháp trong những năm 1936 – 1939 thực sự là:
A. Một cao trào cách mạng dân tộc dân chủ.
B. Một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
C. Một cuộc đấu tranh giai cấp
D. Một cuộc tổng diễn tập cho giai đoạn cách mạng tiếp theo.
16. Cuộc mít tinh khổng lồ của 2 vạn rưỡi người diễn ra tại Khu Đấu Xảo (Hà Nội) vào ngày:
A. Ngày 1 – 5 – 1930.
B. Ngày 1 – 5 – 1935.
C. Ngày 1 – 5 – 1938.
D. Ngày 1 – 5 – 1939.
1.7. Trong thời kì 1936 – 1939, phong trào đấu tranh công khai bị thu hẹp dần và chấm dứt vào:
A. Tháng 6 – 1939.
B. Tháng 7 – 1939.
C. Tháng 8 – 1939.
D. Tháng 9 – 1939.
1.8. Cuộc khởi nghĩa đã để lại cho Đảng ta những bài học bổ ích về khởi nghĩa vũ trang, về xây dựng lực tượng, về chiến tranh du kích:
A. Khởi nghĩa Bắc Sơn (9 – 1940).
B. Khởi nghĩa Nam Kì (11 – 1940).
C. Binh biến Đô Lương (1 – 1941).
D. Cả 3 cuộc khởi nghĩa.
1.9. Lực lượng đã tham gia vào cuộc binh biến Đô Lương (13 – 1 – 1941) là:
A. Công nhân, nông dân, thợ thủ công.
B. Công nhân và nông dân.
C. Công nhân, nông dân, thợ thủ công.
D. Binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
2.0. Lá cờ đỏ sao vàng đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa này:
A. Khởi nghĩa Bắc Sơn (9 – 1940).
B. Khởi nghĩa Nam Kì (11 – 1940).
C.Binh biến Đô Lương (1-1941).
D. Xô viết Nghệ Tĩnh (9 – 1930).
Advertisements (Quảng cáo)
2.1. Là một cuộc nổi dậy tự phát của binh lính, không có sự lãnh đạo của Đảng và không có sự phối hợp của quần chúng. Đó là đặc điểm của cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa Bắc Sơn (9 – 1940).
B. Khởi nghĩa Nam Kì (11 – 1940).
C. Binh biến Đô Lương (1 – 1941).
D. Xô viết Nghệ Tĩnh (9 – 1930).
2.2. Sang năm 1943, ủy ban Việt Minh tỉnh Cao – Bắc – Lạng lập ra bao nhiêu ban xung phong “Nam tiến”?
A. 17 ban xung phong “Nam tiến”.
B. 18 ban xung phong “Nam tiến”.
C. 19 ban xung phong “Nam tiến”.
D. 20 ban xung phong “Nam tiến”.
2.3. Bản chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa” và kêu gọi nhân dân “Sắm vũ khí đuổi thù chung” là của:
A. Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Lãnh tụ Hồ Chí Minh.
C. Tổng bộ Việt Minh.
D. Cứu quốc quân.
2.4. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập vào:
A. Ngày 22 – 12 – 1941.
B. Ngày 22 – 12 – 1942.
C. Ngày 22 – 12 – 1943.
D. Ngày 22 – 12 – 1944.
25. Báo chí của Đảng và của Mặt trận Việt Minh phát triển rất phong phú, đã góp phần vào việc tuyền truyền đường lối chính sách của Đảng. Đó là, các tờ báo:
A. Tiền phong, Dân chúng, Lao động
B. Bạn dân, Tin tức, Búa liềm, Tiền phong.
C. Thanh niên, Nhành lúa, Dân chúng, Búa liềm.
D. Cờ giải phóng, Chặt xiềng, Cứu quốc, Việt Nam độc lập…
2.6. Bài hát “Tiến quân ca” lần đầu tiên vang lên trong cuộc mít tinh do Mặt trận Việt minh tổ chức tại:
A.Việt Bắc. B. Hà Nội.
C. Huế. D. Sài Gòn.
27. Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng ta sử dụng phương pháp đấu tranh cơ bản là:
A. Đấu tranh vũ trang.
B. Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị.
C. Đấu tranh chính trị.
D. Đấu tranh ngoại giao kết hợp với dấu tranh chính trị.
2.8. Chính phủ Lâm thời công bố Lệnh Tong tuyển cử trong cả nước vào:
A. Ngày 7-9 – 1945.
B. Ngày 8-9 – 1945.
C. Ngày 9- 8 – 1945.
D. Ngày 8-9- 1946.
29. Chủ tịch Hồ Chi Minh kí sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ vào:
A. Ngày 8 -9- 1945.
B. Ngày 9- 8- 1945.
C. Ngày 9 – 8 – 1946.
D. Ngày 8 – 9 – 1946 .
30. Mục đích cùa việc đồng bào cả nước hướng ứng phong trào “Tuần lễ vàng” và xây dựng “Quỹ độc lập ” mà Chính phủ phát động là:
A.Giải quyết khó khăn vê tài chính của đất nước.
B. Ủng hộ miền Nam.
C. Ủng hộ nhân dân Lào và Cam-pu-chia.
D. Chuẩn bị giành chính quyền.
3.1. Chính phủ kí sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam vào ngày:
A. 28 – 1 – 1946.
B. 29 – 1 – 1946
C. 30 – 1 – 1946.
D. 31 – 1 – 1946.
3.2. Quốc hội quyết định cho phát hành tiền Việt Nam trong cả nước ngày:
A. 23 – 11 – 1946.
B. 24 – 1 – 1946
C. 25- 11 – 1946.
D. 26 – 11 – 1946.
Cân 33. Hội nghị đại biểu của nhân dân ba nước Đông Dương họp vào ngày 11- 3 -1951 đã thành lập:
A. Liên minh Việt – Miên – Lào.
B. Mặt trận Việt – Miên – Lào.
C. Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào.
D. Mặt trận thống nhất Việt – Miên – Lào.
3.4. Để bồi dưỡng nhân dân trước hết ở nông dân, đầu năm 1953 Đảng và chính phủ đã có chủ trương:
A. Hạn chế chế độ thuế khóa.
B. Cuộc vận động lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm.
C. Xây dựng nền tài chính,nông nghiệp,thương nghiệp.
D. Phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất.
3.5. Tháng 12 – 1953, kì họp thứ ba Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thông qua:
A. “Luật cải cách ruộng đất” và quyết định tiến hành cải cách ruộng đất ở vùng tự do.
B. Cương lĩnh ruộng đất và quyết định tiến hành cải cách ruộng đất ở vùng tự do.
C. Quyết định cải cách ruộng đất.
D. Thực hiện giảm tô và đợt I cải cách ruộng đất.
3.6. Từ tháng 4 – 1953 đến tháng 7 – 1954 ta đã thực hiện tất cả:
A. 4 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất.
B. 5 đợt giảm tô.
C. 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất.
D. 4 đợt giảm tô.
3.7. Tập trung lực lượng mở những cuộc tấn công vào những hướng qaun trọng về chiến lược mà địch đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, buộc chúng phải bị động đối phó… Đó là phương hướng chiến lược của ta trong:
A. Việc phá sản kế hoạch Na-va.
B. Chiến dịch Tây Bắc.
C. Đông – xuân 1953 – 1954.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ.
3.8. Chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954, ta buộc địch phân tán lực luợng thành 5 nơi tập trung quân, đó là:
A. Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông Phra-bang, Plây-cu.
B. Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Thà Khẹt, Kom Tum, Luông Phra-bang.
C. Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Thà Khẹt, Luông Phra-bang.
D. Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Tây Nguyên, Luông Phra-bang.
3.9. Tập đoàn cứ điêm Điện Biên Phủ được chia thành:
A. 45 cứ điểm, chia thành 3 phân khu.
B. 49 cứ điểm, chia thành 3 phân khu.
C. 50 cứ điểm, chia thành 3 phân khu.
D. 55 cứ điểm,chia thành 3 phân khu.
4.0. Thời gian diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ:
A. Từ ngày 11- 3 – 1954 đến hết ngày 7 – 5 – 1954.
B. Từ ngày 12 – 3 – 1954 đến hết ngày 7 – 5 -1954.
C. Từ ngày 13 – 3 – 1954 đến hết ngày 7 – 5 -1954.
D. Từ ngày 14 – 3 – 1954 đến hết ngày 7 – 5 – 1954.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | A | B | A | C | B |
Câu | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | D | C | A | A | C |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
Đáp án | B | D | A | B | A |
Câu | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | C | D | D | D | B |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
Đáp án | C | C | C | D | D |
Câu | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Đáp án | B | A | B | A | A |
Câu | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 |
Đáp án | D | A | C | D | A |
Câu | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
Đáp án | C | C | A | B | C |