Trang Chủ Lớp 9 Đề kiểm tra 1 tiết lớp 9

Đề kiểm tra 1 tiết Lịch sử lớp 9: Sự phát triển của các nước ASEAN diễn ra như thế nào?

Đề kiểm tra 1 tiết Lịch sử lớp 9. Mĩ la-tinh bao gồm những khu vực nào? Vì sao lại gọi là Mĩ la-tinh?

1. Sự phát triển của các nước ASEAN diễn ra như thế nào?

2. Lập bảng so sánh đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á theo mẫu sau:

Tiêu chí so sánh

Châu Phi

Châu Á

Tổ chức lãnh đạo

Hình thức đấu tranh

Mức độ giành độc lập

Sự phát triển kinh tế sau khi giành độc lập

3. Mĩ la-tinh bao gồm những khu vực nào? Vì sao lại gọi là Mĩ la-tinh?

1. Sự phát triển của các nước ASEAN diễn ra:

Advertisements (Quảng cáo)

 Trong giai đoạn đầu (1967 – 1975), ASEAN là một tổ chức non yếu, hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.

 Không lâu sau thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước nhân dân ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) vào năm 1975 với việc kí Hiệp ước Ba-li (In-đô-nê-xi-a, tháng 2 – 1976), hoạt động ASEAN đã có những bước tiến mới. Quan hệ giữa ASEAN với ba nước Đông Dương được cải thiện thông qua việc thiết lập các quan hệ ngoại giao và đầu có những chuyến viếng thăm lẫn nhau của nhà lãnh đạo cấp cao các nước.

Advertisements (Quảng cáo)

 Từ cuối những năm 70 đến giữa những năm 80 của thế kỉ XX, do những biến động về chính trị, xã hội ở Cam-pu-chia và sự kích động, can thiệp một số nước lớn, quan hệ giữa ASEAN với ba nước Dông Dương lại trở căng thẳng, đối đầu. Đây cũng là thời kì kinh tế ASEAN tăng trưởng mạnh thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu.

 Năm 1984, tổ chức ASEAN đã có 6 thành viên (thêm Bru-nây).

Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ASEAN tiếp tục được mở rộng trong cảnh thế giới và khu vực có nhiều thuận lợi: kết nạp Việt Nam (7 – 1995), Lào, Mi-an-ma (9 – 1997), Cam-pu-chia (4 – 1999), nâng số thành viên lên 10 nước. Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế nhằm xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định và cùng phát triển.

2. Bảng so sánh đặc điểm của phong trào giải phỏng dân tộc ở châu Phi và phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á theo mẫu:

Tiêu chí so sánh

Châu Phi

Châu Á

Tổ chức lãnh đạo

– Thông qua Tổ chức thống nhất châu Phi.

– Lãnh đạo phong trào hầu hết thuộc về chính đảng hoặc tổ chức chính trị của giai cấp tư sản.

Thông qua chính đảng của giai cấp tư sản hoặc vô sản ở từng nước.

Lãnh đạo phong trào hầu hết thuộc về chính đảng của giai cấp tư sản hoặc vô sản.

Hình thức đấu tranh

Chủ yếu là đấu tranh chính trị hợp pháp.

Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang.

Mức độ giành độc lập

Các nước giành được độc lập ở mức độ khác nhau.

Các nước giành được độc lập ở mức độ đồng đều.

Sự phát triển kinh tế sau khi giành độc lập

Không đều nhau, có nước còn quá chậm, hiện còn rất khó khăn.

Hầu hết các nước phát triển kinh tế nhanh chóng sau khi giành độc lập.

3. Mĩ La-tinh bao gồm những khu vực:

 Mĩ La-tinh chiếm một lãnh thổ rộng lớn của châu Mĩ, gồm toàn bộ khu vực Trung – Nam Mĩ và những đảo lớn; nhỏ ở vùng biển Ca-ri-bê.

Được gọi là Mĩ La-tinh, vì: Đến cuối thế kỉ XVIII, trừ một vài bộ phận nhỏ, toàn bộ Trung và Nam Mĩ đều là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Do ảnh hưởng của ách nô dịch lâu dài của chế độ thực dân, hầu hết các dân tộc ở Mĩ La-tinh đều nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, một số nói tiếng Pháp… là những tiếng thuộc hệ ngôn ngữ La-tinh. Do vậy, lãnh thổ rộng lớn này đã mang tên chung là Mĩ La-tinh.

Advertisements (Quảng cáo)