Trang Chủ Lớp 9 Đề kiểm tra 1 tiết lớp 9

Kiểm tra 45 phút Lịch sử lớp 9: Nêu những nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ san năm 1945?

Kiểm tra 45 phút Lịch sử lớp 9. Vì sao nói, từ đầu những năm 90 của thế kỉ  XX, “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” ?

1. Công cuộc cải tổ ở Liên xô vào cuối những năm 80 của thế kỉ  XX đem lại kết quả như mong muốn không? Vì sao?

2. Nêu những nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ san năm 1945?

3. Vì sao nói, từ đầu những năm 90 của thế kỉ  XX, “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” ?

1.

Công cuộc cải tổ ở Liên Xô vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX, không đem lại kết quả như ý muốn.

Advertisements (Quảng cáo)

 Bởi vì, tháng 3 – 1985, Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo và đề ra đường lối cải tổ. Cải tổ được tuyên bố như một cuộc cách mạng nhằm khắc phục những sai lầm, thiếu sót trước đây, đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng và xây dựng XHCN theo đúng bảng chất và ý nghĩa nhân văn đích thực của nó.

Nhưng do không chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết và thiếu một đường lối chiến lược toàn diện nhất quán, công cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động, lúng túng và đầy khó khăn, nền kinh tế vẫn trượt dài khùng hoảng trong khi đó những cải tổ về chính trị đã đưa đến việc thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị, xoá bỏ chế độ một đảng… Đất nước ngày càng lún sâu vào kủùng hoảng và rối loạn…

Công cuộc cải tổ thức bại. Liên Xô tan rã thay vào đó là sự ra đời của Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG)

2. Những nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau năm 1945:

Advertisements (Quảng cáo)

Những nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau năm 1945:

 Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ đã tìm mọi cách để biến khu vực Mĩ La-tinh thành “sân sau” của mình và dựng lên các chế độ độc tài thân Mĩ. Không cam chịu cảnh áp bức, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài của nhân dân các nước Mĩ La-tinh lại bùng nổ và phát triển.

 Cách mạng Cu Ba thành công (1959) đánh dấu bước phát triển mới cùa phong trào giải phóng dân tộc, từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, cao trào đấu tranh bùng nổ mạnh mẽ, đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước, Mĩ La-tinh trở thành ‘‘Đại lục núi lửa”. Các chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thành lập. Trong đó nổi bật là các sự kiện ở Chi-lê và Ni-ca-ra-goa.

 Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, các nước Mĩ La-tinh đã thu được những thành tựu quan trọng: củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hóa sinh hoạt chính trị, tiến hành cải cách kinh tế, thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát triển kinh tế .

– Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế, chính trị ở Mĩ La-tinh gặp nhiều khó khăn, có lúc căng thẳng.

3. Vì sao nói, từ đầu những năm 90 của thế kỉ  XX, “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” ?

– Trước những năm 90, quan hệ giữa các nước Đông Nam Á với 3 nước Đông Dương rất phức tạp (căng thẳng và đối đầu).

 Sau “Chiến tranh lạnh” và vấn đề Campuchia được giải quyết, tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt. Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức này. Từ ASEAN 6 phát triển thành ASEAN 10 (năm 1991 Việt Nam và Lào chính thức tham gia Hiệp ước Bali. Năm 1995 Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Năm 1997 Lào, Mi-an- ma gia nhập tổ chức này. Tháng 4 – 1999 Cam-pu-chia được kết nạp).

 Trên cơ sở một tổ chức thống nhất, ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Dông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh. Để đạt được mục tiêu này, năm 1992 ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do trong vòng 10 đến 15 năm. 1994, ASEAN lập diễn đàn khu vực.

Advertisements (Quảng cáo)