1. Hãy nêu những thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến nay? Ý nghĩa của những cải cách đó?
2. Nêu những nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
3. Vì sao, cuộc tấn công vào pháo đài Môn- ca-đa (26-7-1953) đã mở ra một phong trào đấu tranh mới cho nhân dân dân Cu-ba?
1. Những thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến nay. Ý nghĩa của những cải cách đó:
* Thành tựu
Sau hơn 20 năm cải cách, mở cửa (1979 – 2000) nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ phát triển kinh tế cao trên thế giới:
Advertisements (Quảng cáo)
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trung bình hàng năm 9.6%, đạt giá trị 8740.4 tỉ nhân dân tệ, đứng hàng thứ bảy thế giới.
– Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1997 lên tới 325.06 tỉ USD (tăng gấp 15 lần so với năm 1978 là 20,6 tỉ USD).
Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt: từ năm 1978 đến năm 1997, thu nhập bình quân ở nông thôn đã tăng từ 133.6 lên 2090.1 nhân dân tệ ở thành phố, từ 343.4 lên 5160.3 nhân dân tệ.
Lĩnh vực đối ngoại: Trung Quốc đã thu được nhiều kết quả, góp phần củng cố địa vị đất nước trên trường quốc tế.
Advertisements (Quảng cáo)
* Ỷ nghĩa:
Kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh.
– Tình hình chính trị xã hội Trung Quốc đang ổn định.
Địa vị trên trường quốc tế của Trung Quốc được nâng cao.
Tạo điều kiện cho sự hội nhập của Trung Quốc trên tất ca các lĩnh vực đối với các nước trên thế giới và ngược lại, sự hội nhập của nền kinh tế, văn hóa, khoa học – kĩ thuật, thương mại của thế giới đối với thị trường rộng lớn đầy tiềm năng như Trung Quốc.
2. Những nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai là:
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của các nước phương Tây. Tháng 8 – 1945, phát xít Nhật đầu hàng, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhiều nước Đông Nam Á đã nổi dậy lật đổ ách thống trị thực dân. giành độc lập (Việt Nam, Indônêxia, Lào).
Ngay sau dó. nhiều nước như Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Mã Lai.. đà tiến hành cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược của các nước đế quốc. Nhiều nước đã giành được độc lập như Phi-líp-pin (1946), Miến Điện (1948),Mã Lai (1957) cho đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX các nước Đông Nam Á lần lượt giành được độc lập.
Cũng từ những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á ngày trở nên căng thẳng do sự can thiệp của Mĩ vào khu vực. Tháng 9 – 1954, cùng Anh, Pháp lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực.Thái Lan và Phi-líp-pin đã tham gia tổ chức này. Tình hình Đông Nam Á càng căng thẳng hơn khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia. Trong thời kì này, In-đô-nê-xi- a và Miến Điện thi hành chính sách hoà bình trung lập, không tham gia các khối quân xâm lược của các nước đế quốc. Tình hình trên đây chửng tỏ từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX , các nước Đông Nam Á đã có sự phân hoá trong đường lối đối ngoại.
3. Cuộc tấn công vào pháo đài Môn- ca-đa (26-7-1953) đã mở ra một phong trào đấu tranh mới cho nhân dân dân Cu-ba, vì:
Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26 – 7 – 1953) của 135 thanh niên nước do Luật sư trẻ Phi-đen Cát-xtơ-rơ chỉ huy là một cuộc dấu tranh vũ trang. Từ sau cuộc tấn công đó, cách mạng Cu Ba chuyển sang giai đoạn đấu tranh trang giành thắng lợi với một thế hệ chiến sĩ cách mạng mới – Trẻ tuổi nhiệt tình và kiên cường.