Trang Chủ Lớp 10 Đề thi học kì 1 lớp 10

Kiểm tra Hóa lớp 10 hết học kì 1: Cho nguyên tử11X và 19Y. Đặc điểm chung của hai nguyên tử là gì?

Cho nguyên tử11X và 19Y. Đặc điểm chung của hai nguyên tử là gì?;  Hòa tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,03 mol N2O và 0,01 mol NO. Giá trị của m là bao nhiêu? … trong Kiểm tra Hóa lớp 10 hết học kì 1. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây

1. Cho các phát biểu sau:

1.Các electron trên 1 phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.

2.Các electron trên cùng 1 lớp có mức năng lượng gần bằng nhau.

3.Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa hcoj là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron.

4.Trong nguyên tử số proton luôn bằng số nơtron.

Các phát biểu sai là

A.4.             B.1, 2, 3.

C.2, 3, 4.     D.1, 3, 4.

2. Bo là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu đối với cây trồng. Ngày nay trên 70 quốc gia đã phát hiện tình trạng thiếu Bo ở hầu hết các loại cây trên nhiều loại đất. Phân bón Bo cũng đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Trong tự nhiện, Bo có 2 đồng vị. Biết \({}_5^{10}B\) chiếm 18,8%. Khối lượng nguyên tử trung bình của Bo là 10,812. Số khối của đồng vị thứ 2 là

A.12.               B.10.

C.9.                 D.11.

3. Cho nguyên tử11X và 19Y. Đặc điểm chung của hai nguyên tử là

A.có cấu hình electron lớp ngoài cùng giống khí hiếm.

B.có cùng số electron ở lớp ngoài cùng.

C.có cùng số lớp electron.

D.có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân.

4. Hòa tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,03 mol N2O và 0,01 mol NO. Giá trị của m là

A.8,1 gam.              B.13,5 gam.

C.2,43 gam.            D.1,35 gam.

5. Trong phản ứng hóa học sau:

                            \(3{K_2}Mn{O_4} + 2{H_2}O \to 2KMn{O_4} + Mn{O_2} + 4KOH.\)

Vai trò của K2MnO4 là?

A.chất oxi hóa.

B.vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.

C.chất khử.

D.môi trường.

6. Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 3 của bảng tuần hoàn, Y tạo được hợp chất khí với hiđro và công thức oxit cao nhất là YO3. Nguyên tố Y tạo với kim loại M cho hợp chất có công thức MY2, trong đó M chiếm 46,67 % về khối lượng. M là

A.Mg.               B.Fe.

C.Cu.                D.Zn.

7. Cho các nguyên tố X (Z=12), Y (Z=11), M (Z=14), N (Z=13). Tính kim loại của các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là

A.Y > X > M > N.

B.M > N > Y > X.

C.M > N > X > Y.

D.Y > X > N > M.

8. Phản ứng oxi hóa – khử là một trong những quá trình quan trọng nhất của thiên nhiên. Sự hô hấp, quá trình thực vật hấp thụ khí cacbonic giải phóng oxi, sự trao đổi chất và hang loạt quá trình sinh học khác đều có cơ sở là phản ứng oxi hóa- khử. Sự đốt cháy nhiên liệu trong các động cơ, các quá trình điện phân, các quá trình xảy ra trong pin, acquy đều bao gồm sự oxi hóa và sự khử. Hàng loạt quá trình sản xuất như  luyện kim, chế tạo hóa chất, chất dẻo, dược phẩm, phân bón hóa học… đều không thực hiện được nếu thiếu các phản ứng oxi hóa – khử. Đặc điểm của phản ứng oxi hóa – khử là

A.có một nguyên tố thay đổi số oxi hóa.

B.xảy ra đồng thời hai quá trình nhường  và nhận electron.

C.chất khử và chất oxi hóa là các chất riêng biết.

D.luôn có một chất đóng vai trò là môi trường.

9. Dãy chất nào dưới đây được xếp theo chiều tàng dần sự phân cực liên kết trong phân tử?

A.KCl, HCl, Cl2.

B.Cl2, KCl, HCl.

C.HCl, Cl2, KCl.

D.Cl2, HCl, KCl.

1.0. Chọn phát biểu đúng về phản ứng oxi hóa khử?

A.Phản ứng hoa học trong đó có sự thay đổi proton.

B.Phản ứng chỉ có sự mất proton.

C.Phản ứng hóa học chỉ có sự nhận electron.

D.Phản ứng hóa học có sự thay đổi số oxi hóa trước và sau phản ứng.

11.Cho cấu hình electron của các nguyên tố sau:

           \(\eqalign{  & \left( 1 \right)1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2};  \cr  & \left( 2 \right)1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}4{s^1};  \cr  & \left( 3 \right)1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^3};  \cr  & \left( 4 \right)1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}3{d^6}4{s^2}. \cr} \)

Các nguyên tố là kim loại gồm:

\(\eqalign{  & A.\left( 1 \right),\left( 2 \right),\left( 4 \right).{\rm{                                                  B}}{\rm{.}}\left( 2 \right),\left( 3 \right),\left( 4 \right).  \cr  & C.\left( 1 \right),\left( 3 \right),\left( 4 \right).{\rm{                                                   D}}{\rm{.}}\left( 1 \right),\left( 2 \right),\left( 3 \right). \cr} \)

12. Cho các nhận định sau đây:

(1).Trong cùng chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử giảm, tính phi kim tăng.

(2). Trong cùng một nhóm chính, theo chiều tăng tính kim loại, độ âm điện của nguyên tố tăng.

(3).Trong một nhóm chính, theo chiều tăng ban kính nguyên tử, khả năng nhường electron tăng dần.

(4). Trong một chu kì , hóa trị của nguyên tố trong hợp chất khí với hiđro giả, dần từ 4 đến 1.

(5). Trong chu kì hóa trị của các nguyên tố trong oxit cao nhất biến đổi tuần hoàn từ 1 đến 7.

(6). Trong một nhóm chính, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm dần đồng thời tính phi kim tăng dần.

Số nhận định đúng là

A.3.             B.4.

Advertisements (Quảng cáo)

C.5.             D.6.

1.3. Hai nguyên tử khác nhau, muốn có cùng kí hiệu nguyên tố thì phải có tính chất nào sau đây?

A.Cùng số khối.

B.Cùng số proton.

C.Cùng số nơtron và số khối.

D.Cùng số nơtron.

1.4. Dãy chất nào sau đây có số oxi hóa của N theo thứ tự giảm dần?

\(\eqalign{  & A.HN{O_3},N{O_2},{N_2}{O_3},NO,N{H_3}.  \cr  & B.HN{O_3},N{O_2},{N_2}{O_3},N{H_3},NO.  \cr  & C.NO,HN{O_3},N{O_2},{N_2}{O_3},N{H_3}.  \cr  & D.HN{O_3},NO,N{O_2},{N_2}{O_3},N{H_3}. \cr} \)

15. Cho các phản ứng sau đây ( chưa xét đến hệ số cân bằng của phản ứng )

\(\eqalign{  & \left( a \right)Cu + {H_2}S{O_4} \to CuS{O_4} + S{O_2} + {H_2}O.  \cr  & \left( b \right)F{e_3}{O_4} + HCl \to FeC{l_2} + FeC{l_3} + {H_2}O.  \cr  & \left( c \right)FeO + HN{O_3} \to Fe{\left( {N{O_3}} \right)_3} + N{H_4}N{O_3} + {H_2}O.  \cr  & \left( d \right)CaC{O_3} + HCl \to CaC{l_2} + C{O_2} + {H_2}O.  \cr  & \left( e \right)Al + NaOH + {H_2}O \to NaAl{O_2} + {H_2}. \cr} \)

Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa khử là

A.2.               B.3.

C.4.               D.5.

1.6. Hòa tan hoàn toàn 18,4 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại X, Y thuộc nhóm IIA và thuộc hai chu kì liên tiếp bằng dung dịch HCl thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Hai kim loại X, Y là

A.Be và Mg.        B.Ca và Sr.

C.Mg và Ca.        D.Sr và Ba.

1.7. Chỉ ra nội dung sai trong các câu sau:

Tính phi kim của nguyên tố càng mạnh thì

A.khả năng nhận electron càng mạnh.

B.độ âm điện càng lớn.

C.bán kính nguyên tử càng lớn.

D.tính kim loại càng yếu.

18. Quá trình oxi hóa xảy ra trong phản ứng:

                        \(Fe + CuS{O_4} \to FeS{O_4} + Cu\) là?

\(\eqalign{  & A.Fe \to F{e^{2 + }} + 2e.  \cr  & B.Fe + 2e \to F{e^{2 + }}.  \cr  & C.C{u^{2 + }} + 2e \to Cu.  \cr  & D.C{u^{2 + }} \to Cu + 2e. \cr} \)

1.9. Chọn phát biểu không đúng trong các câu sau:

A. Chất oxi hóa là chất nhận electron và số oxi háo giảm sau phản ứng.

B. Cho các nguyên tố sau: 11X, 11Y, 13Z. Sắp xếp theo chiều tang dần tính kim loại là: Y < X < Z.

C. Tất cả các nguyên tố khí hiếm đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 8e ( trừ He ).

D. Trong phản ứng: \(C{l_2} + KOH \to KCl + KCl{O_3} + {H_2}O\) , tỉ lệ giữa số nguyên tử clo đóng vai trò chất oxi hóa và số nguyên tử clo dóng vai trò chất khử là 1:5.

2.0. Ion X3- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là: 3s23p6. Thành phần phần trăm về khối lượng của X trong hidroxit cao nhất là

A.32,65%.          B.31,63%.

C.60%.               D.37,35%.

2.1. Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất tạo nên từ các nguyên tố đó

A.biến đổi liên tục theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử.

B.biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử.

C.biến đổi liên tục theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

D.biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

2.2. Liên kết cộng hóa trị trong phân tử HCl có đặc điểm là

A. có hai cặp electron chung, là liên kết đôi, không phân cực.

Advertisements (Quảng cáo)

B. có hai cặp electron chung, là liên kết đơn, không phân cực.

C. có hai cặp electron chung, là liên kết đơn, có phân cực.

D. có hai cặp electron chung, là liên kết ba, có phân cực.

2.3. X là nguyên tố thuộc nhóm VIIA. Công thức oxit cao nhất và hiđroxit cao nhất của X là công thức nào sau đây?

A.X2O7,HXO4.        B.X2O, H2XO4.

C.X2O7, X(OH)4.    D.X2O, HXO4.

2.4. Nhận xét nào dưới đây không đúng về các nguyên tố nhóm VIIIA?

A.Lớp electron ngoài cùng đã bão hào, bền vững.

B.Hầu như trơ, không tham gia phản ứng hóa học ở điều kiện thường.

C.Nhóm VIIIA dọi là nhóm khí hiếm.

D.Nguyên tử của chúng luôn có 8 electron lớp ngoài cùng.

2.5. Dãy các chất nào sau đây chỉ có liên kết ion?

\(\eqalign{  & A.{H_2}O,NaCl,CaO,KCl.  \cr  & B.CaO,MgO,KCl,N{a_2}O.  \cr  & C.C{H_4},N{H_3},S{O_2},C{O_2}.  \cr  & D.KCl,P{H_3},CaO,{H_2}O. \cr} \)

2.6. Chất diệt chuột có thành phần chính là kẽm photphua (Zn3P2). Khi bả chuột bằng loại thuốc này thì chuột thường chết gần nguồn nước vì khi Zn3P2 vào dạ dày chuột sẽ hấp thụ một lượng nước lớn và bị phân hủy theo phương trình:

                             \(Z{n_3}{P_2} + 6{H_2}O \to 3Zn{\left( {OH} \right)_2} + 2P{H_3} \uparrow \)

Khi đó , một lượng lớn khí photphin (PH3) được tạo thành đồng thời với chất kết tủa Zn(OH)2. Photphin là chất khí không màu, rất độc, có mùi tỏi, rất kém bền. Số oxi hóa của P trong các hợp chất Zn3P2 và PH3

A.-3.               B.+3.

C.+3 và -3.     D.-3 và +3.

27. Nguyên tố X có tổng số hạt (p, n, e) là 60, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Cấu hình electron của nguyên tử X là

\(\eqalign{  & A.1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^5}.  \cr  & B.1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}3{d^{10}}4{s^1}.  \cr  & C.1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}4{s^2}.  \cr  & D.1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}3{d^{10}}4{s^2}4{p^5}. \cr} \)

28. Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào trong đó lưu huỳnh vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa?

\(\eqalign{  & A.S + 2Na\buildrel {t^\circ } \over \longrightarrow N{a_2}S.  \cr  & B.S + 6HN{O_3}\left( d \right)\buildrel {t^\circ } \over \longrightarrow {H_2}S{O_4} + 6N{O_2} + 2{H_2}O.  \cr  & C.S + 3{F_2}\buildrel {t^\circ } \over \longrightarrow S{F_6}.  \cr  & D.4S + 6NaOH\left( d \right)\buildrel {t^\circ } \over \longrightarrow 2N{a_2}S + N{a_2}S{O_4} + 3{H_2}O. \cr} \)

29. Nguyên tử của nguyên tố X có 11 proton, nguyên tố Y có số hiệu nguyên tử là 8. Nguyên tố X khi tạo thành liên kết hóa học với nguyên tố Y thì nguyên tử Y sẽ:

A.nhận 2 electron tạo thành ion có điện tích 2-.

B.nhường 1 electron tạo thành ion có điện tích 1+.

C.góp chung 1 electron tạo thành 1 cặp electron chung.

D.nhường 2 electron tạo thành ion có điện tích 2+.

3.0. Hiđro sunfua (H2S) là khí có mùi trứng thối nên người ta có thể dễ dàng nhận ra sự có mặt của nó. Hiđro sufua được xếp vào nhóm khí độc vì chúng có thể tác dụng nhanh chóng với oxi nên khi hít phải nạn nhân có thể bị các bệnh về tê liệt hô hấp và bị chết ngạt. Liên kết trong phân tử H2S thuộc loại

A.liên kết ion.

B.liên kết cộng hóa trị.

C.liên kết hiđro.

D.liên kết kim loại.


Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

D

B

C

B

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

B

D

B

D

D

Câu

11

12

13

14

15

Đáp án

A

B

B

A

B

Câu

16

17

18

19

20

Đáp án

C

C

A

B

B

Câu

21

22

23

24

25

Đáp án

D

C

A

D

B

Câu

26

27

28

29

30

Đáp án

A

C

D

A

B

2. Gọi số khối của đồng vị thứ 2 là A

\( \to \) Phần trăm của đồng vị là: 100 – 18,8 = 81,2%

\( \Rightarrow \overline {{M_B}}  = \dfrac{{18,8.10 + 81,2.A}}{{100}} = 10,812 \)

\(\Rightarrow A = 11\)

Đáp án D

4. Các quá trình xảy ra:

\(\eqalign{  & Al \to A{l^{3 + }} + 3e\;\;\;\;\;{\rm{                      2}}{{\rm{N}}^{ + 5}} + 8e \to {N_2}^{ + 1}  \cr  & \;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;{\rm{                                                          0,24}} \leftarrow {\rm{0,03mol}}  \cr  & {\rm{                                                }}{{\rm{N}}^{ + 5}} + 3e \to {N^{ + 2}}  \cr  & \;\;\;\;\;\;\;{\rm{                                                           0,03}} \leftarrow {\rm{0,01mol}} \cr} \)

Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: ne nhường = ne nhận.

\(\eqalign{  &  \Rightarrow {n_{Al}} = {{0,24 + 0,03} \over 3} = 0,09\left( {mol} \right)  \cr  &  \to {m_{Al}} = n.M = 0,09.27 = 2,43gam \cr} \)

Đáp án C

6. Công thức oxit cao nhất là YO3 nên hóa trị của Y trong công thức oxit cao nhất là 6

Vậy Y thuộc nhóm VIA, mặt khác Y thuộc chu kì 3 nên Y là S

Trong MS2, M chiếm 46,67% về khối lượng

\( \Rightarrow 46,67 = \dfrac{M}{{M + 2.32}}.100 \Rightarrow M = 56\)

Vậy kim loại M cần tìm là Fe

Đáp án B

8. Đặc điểm của phản ứng oxi hóa khử là xảy ra đồng thời hai quá trình nhường và nhận electron.

A.có một nguyên tố thay đổi số oxi hóa: Sai, vì trong phản ứng oxi hóa khử có thể có nhiều nguyên tố thay đổi số oxi hóa.

B.xảy ra đồng thời hai quá trình nhường  và nhận electron: Đúng.

C.chất khử và chất oxi hóa là các chất riêng biết: Sai, vì một chất có thể vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa.

D.luôn có một chất đóng vai trò là môi trường: Sai, vì có phản ứng oxi hóa khử không có môi trường.

Đáp án B

1.2: (1).Trong cùng chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử giảm, tính phi kim tăng: Đúng.

(2). Trong cùng một nhóm chính, theo chiều tăng tính kim loại, độ âm điện của nguyên tố tăng: Sai.

(3).Trong một nhóm chính, theo chiều tăng ban kính nguyên tử, khả năng nhường electron tăng dần: Đúng, vì tính kim loại tăng suy ra khả năng nhường electron cũng tăng.

(4). Trong một chu kì , hóa trị của nguyên tố trong hợp chất khí với hiđro giả, dần từ 4 đến 1: Đúng.

(5). Trong chu kì hóa trị của các nguyên tố trong oxit cao nhất biến đổi tuần hoàn từ 1 đến 7: Đúng.

(6). Trong một nhóm chính, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm dần đồng thời tính phi kim tăng dần: Sai.

Đáp án B

1.6: Gọi công thức chung của hai muối cacbonat là ACO3.

Phương trình hóa học

\(\eqalign{  & {\rm{       }}\overline A C{O_3} + 2HCl \to \overline A C{l_2} + {H_2}O + C{O_2}  \cr  & {n_{\overline A C{O_3}}} = {n_{C{O_2}}} = {V \over {22,4}} = {{4,48} \over {22,4}} = 0,2mol  \cr &  \Rightarrow {M_{\overline A C{O_3}}} = {m \over n} = {{18,4} \over {0,2}} = 92  \cr  &  \Rightarrow {M_{\overline A }} = 92 – 60 = 32 \cr} \)

Vậy MX < 32 < MY, X,Y thuộc hai chu kì liên tiếp, thuộc nhóm IIA nên 2 nguyên tố cần tìm là Mg(M=24) và Ca(M=40)

Đáp án C

1.8:          \(Fe + CuS{O_4} \to FeS{O_4} + Cu\)

Quá trình oxi hóa tương ứng với chất khử đó là quá trình nhường electron

Trong phản ứng trên: Fe là chất khử, CuSO4 là chất oxi hóa.

Quá trình oxi hóa: \(Fe \to F{e^{2 + }} + 2e\)

Đáp án A

1.9: A. Chất oxi hóa là chất nhận electron và số oxi háo giảm sau phản ứng: Đúng.

B. Cho các nguyên tố sau: 11X, 11Y, 13Z. Sắp xếp theo chiều tang dần tính kim loại là: Y < X < Z: Sai, vì X, Y, Z thuộc cùng một chu kì nên tính kim loại tăng dần theo dãy Z < X < Y.

C. Tất cả các nguyên tố khí hiếm đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 8e ( trừ He ): Đúng.

D. Trong phản ứng: \(C{l_2} + KOH \to KCl + KCl{O_3} + {H_2}O\) , tỉ lệ giữa số nguyên tử clo đóng vai trò chất oxi hóa và số nguyên tử clo dóng vai trò chất khử là 1:5: Đúng.

Đáp án B

2.0: Cấu hình electron của X3- là 1s22s22p63s23s23p6 nên cấu hình electron của X là 1s22s22p63s23p3

X có Z=15 nên nguyên tố P \( \Rightarrow \) công thức oxit cao nhất là P2O5

Công thức hiđroxit cao nhất là \({H_3}P{O_4} \)

\( \Rightarrow \% P = \dfrac{{31}}{{3 + 31 + 16.4}}.100 = 31,63\% \)

Đáp án D

2.4: A.Lớp electron ngoài cùng đã bão hào, bền vững: Đúng.

B.Hầu như trơ, không tham gia phản ứng hóa học ở điều kiện thường: Đúng.

C.Nhóm VIIIA dọi là nhóm khí hiếm: Đúng.

D.Nguyên tử của chúng luôn có 8 electron lớp ngoài cùng: Sai, vì He cũng là nguyên tố khí hiếm nhưng chỉ có 2 electron ở lớp ngoài cùng.

Đáp án D

2.7: Vì số p = số e nên p + n + e = 60 \( \Leftrightarrow 2p + n = 60\left( 1 \right)\)

Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là \(20 \Rightarrow 2p – n = 20\left( 2 \right)\)

Từ (1) và (2) ta có

\(\left\{ \matrix{  2p + n = 60 \hfill \cr  2p – n = 20 \hfill \cr}  \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{  p = 20 \hfill \cr  n = 20 \hfill \cr}  \right.\)

Vậy số p = số e = 20

Cấu hình electron của nguyên tử X là 1s22s22p63s23p64s2

Đáp án C

2.9: X có 11 proton nên tổng số electron của X là 11

Cấu hình electron của X là 1s22s22p63s1

Lớp ngoài cùng có 1 electron nên X là kim loại dễ nhường đi electron \(X \to {X^ + } + 1e\)

Y (Z=8): 1s22s22p4

Lớp ngoài cùng có 6 electron \( \to \) Y là phi kim, dễ nhận thêm 2 electron khi hình thành liên kết với các kim loại

\(Y + 2e \to {Y^{2 – }}\)

Liên kết được hình thành giữa X và Y thuộc hóa trị liên kết ion. Liên kết này được hình thành bằng lực hút tĩnh điện của các ion X+ và Y2-. Vậy Y phải nhận thêm 2 electron để tạo thành ion có điện tích là 2-.

Đáp án A

Advertisements (Quảng cáo)