Trang Chủ Lớp 9 Đề kiểm tra 1 tiết lớp 9

Kiểm tra 45 phút Học kì 2 Sinh học lớp 9: Mối quan hệ quan trọng đảm bảo tính gắn bó trong quần xã sinh vật là gì ?

Kiểm tra 45 phút Học kì 2 Sinh học lớp 9. Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể. Đây là ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi nào ?

I. Trắc nghiệm: (4đ)  Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1 . Một nhóm cá thể cùng loài sống trong một khu vực nhất định, vào cùng một thời điểm nhất định là:

A. Quần thể sinh vật B. Quần xã sinh vật

C. Tổ sinh thái        D.  Hệ sinh thái

Câu 2. Mối quan hệ quan trọng đảm bảo tính gắn bó trong quần xã sinh vật là:

A. Hợp tác             B. Cộng sinh

C. dinh dưỡng        D.  Hội sinh.

 Câu 3 . Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể. Đây là ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi nào ?

A. Nhóm tuổi trước sinh sản.                      B. Nhóm tuổi sinh sản.

C. Nhóm tuổi sau sinh sản.                        D. Cả A,B và C  đều đúng.

Câu 4. Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1:

A. Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh.      B. Có sức sống cao

C. Chống chịu tốt, năng suất cao.                D. Cả A,B và C  đều đúng

Câu 5. Quan hệ giữa các sinh vật trong các ví dụ sau, đâu là quan hệ cộng sinh ?

A. Sâu bọ sổng trong tổ kiến, tổ mối.

B. Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu.

Advertisements (Quảng cáo)

C. Cá ép bám vào rùa biển, nhờ  đó cá được đưa đi xa.

D.  Nhạn biển và cò làm tổ cùng nhau.

Câu 6. Quan hệ cạnh tranh cùng loài sẽ …

A. Dẫn tới hiện tượng tách các cá thể khỏi nhóm, bầy đàn, quần thể.

B. Có thể dẫn tới tuyệt chủng.

C. Là nguyên nhân tiến hoá của sinh giới.

D.  Làm biến đổi tập tính, hình thái.

Câu 7. Nhân tố sinh thái bao gồm:

A. Khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, động vật

B. Nước, con người, động vật, thực vật.

Advertisements (Quảng cáo)

C. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh.

D.  Vi khuẩn, đất, ánh sáng và rừng cây.

Câu 8. Tập hợp những cá thể sinh vật nào sau đây được gọi là quần xã sinh vật?

A. Các cá thể cá chép ở trong hồ nước.

B. Các cây lúa trong một ruộng lúa.

C. Các cá thể voi, hổ, báo, khỉ.ẻ. Trong rừng.

D.  Cả 3 câu trên.

II. Tự luận: (6đ)

Câu 1. giả sử có các quần thể sinh vật sau: cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, vi sinh vật, mèo rừng.

a. Xây dựng các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật trên.

b. Nếu các loài sinh vật trên là một quần xã, hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên.

 Câu 2 . Trình bày khái niệm, ưu điểm và nhược điểm của phương pháp chọn lọc cá thể và chọn lọc hàng loạt.

I. Trắc nghiệm: (4 diểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

A

C

B

D

B

A

C

C

II. Tự luận: (6đ)

 Câu 1 . Giả sử có các quần thể sinh vật sau: cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, vi sinh vật, mèo rừng.

a. Xây dựng các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật trên.

1 ề cỏ → thỏ → hổ → vi sinh vật

2. Cỏ → dê → hổ → vi sinh vật

3. Cỏ → thỏ → mòo rừng → hổ → vi sinh vật

4. Cỏ → sâu hại thực vật → chim ăn sâu → vi sinh vật

5. Cỏ → thỏ → mèo rừng → vi sinh vật

b. Vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên.

 Câu 2 . Trình bày khái niệm, ưu điểm và nhược điểm của phương pháp chọn lọc cá thể và chọn lọc hàng loạt.

 

Chọn lọc cá thể

Chọn lọc hàng loạt

Khái niệm

Chọn lọc cá thể là chọn lấy một số ít cá thể tốt, nhân lên một cách riêng rẽ theo từng dòng

Chọn lọc hàng loạt là dựa trên kiểu hình chọn ra một nhóm cá thề phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống.

Ưu điểm

Có thể kiểm tra được kiểu gen của mỗi cá thể nên nhanh đạt hiệu quả.

Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém

Nhược điểm

Theo dõi công phu, khó áp dụng rộng rãi

Không kiểm tra được kiểu gen. Không cũng cố tích lũy được biến dị. Chi dựa vào kiểu hình nên dễ nhầm với thường biến.

Advertisements (Quảng cáo)