1. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo của băng kép?
A. Băng kép được cấu tạo bởi hai thanh đồng.
B. Băng kép được cấu tạo bởi hai thanh nhôm.
C. Băng kép được cấu tạo bởi hai thanh kim loại khác nhau.
D. Băng kép được cấu tạo bởi hai thanh thép.
2. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tắc hoạt động của các nhiệt kế thường dùng trong đời sống?
Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên :
A. hiện tượng bay hơi.
B. hiện tượng biến dạng khi chịu tác dụng lực
C. hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất
D. cả ba hiện tượng trên đều không phải.
3. Chọn phương án đúng.
Nhiệt kế y tế có thể dùng để đo
Advertisements (Quảng cáo)
A. nhiệt độ cơ thể người.
B. nhiệt độ phòng.
C. nhiệt độ nước lã.
D. nhiệt độ của nước đá đang tan
4. Biểu thức nào biểu diễn mối quan hệ giữa nhiệt độ trong nhiệt giai Xen-xi-ut và nhiệt giai Kenvin?
A. K = 273 – °C.
B. K = 273 + °C.
C. K = 373 + °C.
Advertisements (Quảng cáo)
D. K = 373 – °C.
B. TỰ LUẬN
5. Tại sao phía đầu trên của nhiệt kế thủy ngân hay nhiệt kế rượu thường phình ra?
6. Hãy nối tên nhiệt độ bên trái với độ lớn tương ứng bên phải.
a. Nhiệt độ cơ thể người khi bình thường |
X. 32°F |
0°c |
b. Nhiệt độ của nước đang sôi |
Y. 37°c |
98,6°F |
c. Nhiệt độ nước đá đang tan |
Z. 100°c |
212°F |
7. Em hãy đổi 10°C, 30°c, 64°C, 100°C ra °F.
1. Chọn C
Khi nói về cấu tạo của băng kép ta thấy băng kép được cấu tạo bởi hai thanh kim loại khác nhau.
2. Chọn C
Nguyên tắc hoạt động của các nhiệt kế thường dùng trong đời sống là hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.
3. Chọn A
Nhiệt kể y tế có thể dùng để đo nhiệt độ cơ thể người.
4. Chọn B
Biểu thức nào biểu diễn mối quan hệ giữa °C và °K là °K = 273 + °C.
Chỗ phình ra để chứa lượng khí còn dư khi cột thủy ngân (hoặc rượu) lên cao tránh vỡ ống nhiệt kế.
a. Nhiệt độ cơ thể người khi bình thường :=> Y = 37°C => 98,6°F
Nhiệt độ của nước đang sôi => z. 100°c => 212°F
Nhiệt độ nước đá đang tan => X. 32°F => 0°C
+) 10°C = 32°F + 10.1,8°F = 50°F
+) 30°C = 32°F + 30.1,8°F = 86°F
+) 64°C = 32°F + 64.1,8°F = 147,2°F + 100°c = 32°F + 100.1,8°F = 212°F.