1.Khi chiều dài của dây dẫn đồng chất hình trụ tăng lên gấp đôi và đường kính tăng lên gấp 3 thì điện trở của nó sẽ thay đổi như thế nào?
2. Một dây dẫn đồng chất tiết diện đều có điện trở bằng 8Ω.Gập đôi dây của nó để có một dây dẫn mới (chiều dài giảm 2 lần ,tiết diện tăng 2 lần) .tìm điện trở của dây mới này
3. Dùng ampe kế đo cường độ dòng điện qua hai dây dẫn,thấy số chỉ của ampe kế là như nhau thì có kết luận được là điện trở của các dây dẫn bằng nhau không? Tại sao ?
4.. Hãy tính điện trở của dây dẫn constantan có chiều dài 3.14m và tiết diện đều S = 3.14mm2 ; điện trở suất p = 0,5.10-6Ωm.
5.Một dây dẫn bằng nikeelin có tiết diện đều ,có điện trở suất p=0,4.10-6Ωm.
a) đặt một hiệu điện thế 220V vào hai đầu dây,ta đo được cường độ dòng điện trong dây dẫn bằng 2A .Tính điện trở của dây.
b) Tính tiết diện của dây biết nó có chiều dài 5,5m
A. 2Ω B. 3Ω
C. 6Ω D. 18Ω
Advertisements (Quảng cáo)
1. Điện trở giảm 4,5 lần
2. Khi chiều dài giảm hai lần, tiết diện tăng 2 lần thì điện trở dây dẫn mới này gảm 4 lần, nghĩa là \(R = {8\over 4} = 2Ω\).
3. Không thể kết luận như vậy được vì theo định luật Ôm dòng điện không chỉ phụ thuộc vào điện trở mà còn phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn. Kết luận trên chỉ đúng khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là như nhau.
4. Điện trở của dây dẫn là \(R = \dfrac\rho {l }{ S} = \dfrac{{0,{{5.10}^{ – 6}}.{\rm{ }}3,14}}{ {3,{{14.10}^{ – 6}}}} = 0,5\,\,\Omega \)
Advertisements (Quảng cáo)
5. a) Điện trở của dây dẫn là \(R = {U \over I} = {{220} \over 2} = 110\,\,\Omega \)
b) tiết diện của dây là: Từ công thức \(R = \rho {l \over S}\)
\( \Rightarrow S = \rho {l \over R} = 5,5 \cdot {{0,{{4.10}^{ – 6}}} \over {110}} = {2.10^{ – 8}}\,{m^2}\)