Trang Chủ Lớp 9 Bài tập SGK lớp 9

Phân tích tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và các đoạn trích trong truyện Kiều

Đề bài: Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã viết:

Đau đớn thay thân phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Qua việc phân tích tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và các đoạn trích trong truyện Kiều của Nguyễn Du, em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về hai câu thơ trên

MB:

– Số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến là một mảng đề tài được nói tới nhiều trong văn học trung đại Việt Nam. Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và Truyện Kiều của Nguyễn Du là hai tác phẩm thành công ở  mảng đề tài này.

– Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với số phận bất hạnh của người phụ nữ qua hai câu thơ tuyệt bút:

Đau đớn thay phận đàn bà

Advertisements (Quảng cáo)

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

TB:

–  Hình ảnh người phụ nữ trong các tác phẩm của Nguyễn Dữ và Nguyễn Du đều là những con người có nhiều phẩm chất tốt đẹp

– Vũ Nương là một cô gái tư dung tốt đẹp, nết na, thùy mị, biết giữ gìn khuôn phép, hiếu thuận với mẹ chồng, yêu thương chồng con hết mực.

Thúy Kiều là một cô gái tài sắc vẹn toàn, sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, giỏi cả cầm kì thi họa, lại có trí thông minh thiên bẩm. Kiều cũng là cô gái hiếu nghĩa, vị tha, hi sinh cho người khác… Những người con gái như thế những tưởng phải được sống cuộc đời hạnh phúc, êm ấm, nhưng số phận lại không mỉm cười với họ

2. Số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến

Advertisements (Quảng cáo)

– Hai câu thơ của Nguyễn Du là lời đồng cảm, chia sẻ đầy xót xa của tác giả trước số phận bất hạnh của người phụ nữ. Vũ Nương và Thúy Kiều, mỗi người một hoàn cảnh, một cuộc đời nhưng đại thi hào đã khái quát: bạc mệnh chính là lời chung của họ.

– Vũ Nương chính là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền đầy bất công đối với người phụ nữ:

+ Cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh vốn là cuộc hôn nhân không môn đăng hộ đối, sự không bình đẳng về giai cấp người giàu – người nghèo làm cho Vũ Nương luôn phải sống trong mặc cảm: “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”. Sự bất bình đẳng cũng chính là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, táo bạo, gia trưởng.

+ Chiến tranh phi nghĩa đã làm cho vợ phải xa chồng, Vũ Nương chưa được hưởng cuộc sống hương lửa mặn nồng thì Trương Sinh đã phải tham gia chiến trận.

+ Khi trở về, chỉ vì nghe lời con trẻ, Trương Sinh đã ghen tuông mù quáng, đối xử tàn nhẫn với vợ. Danh dự bị xúc phạm, không thể minh oan, Vũ Nương đã trầm mình xuống sông tự vẫn.

– Thúy Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền đen bạc:

+ Vì tiền mà gia đình Kiều lâm vào cơn nguy biến, thằng bán tơ vu oan, bọn sai nha ập đến gây ra cảnh tan tác, chia lìa.

+ Vì để có tiền cứu cha và em, Kiều đã phải hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ, bán mình chuộc cha, rồi rơi vào tay Mà Giám Sinh và Tú Bà – bọn buôn thịt bán người.

+ Mười lăm năm lưu lạc, Kiều đã phải “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” bị vùi dập, bị chà đạp, cứ mỗi lần nỗ lực vươn lên thì lại bị xã hội nhấn chìm sâu hơn nữa xuống vũng bùn nhơ nhớp.

+ Kiều cũng đã trầm mình xuống sông Tiền Đường tự vẫn vì quá đau khổ, tuyệt vọng…

KB:

– Những số phận như Vũ Nương, Thúy Kiều đều là nạn nhân của xã hội phong kiến bất công, chà đạp lên danh dự, nhân phẩm, quyền sống và quyền hạnh phúc của người phụ nữ.

– Qua số phận của họ, ta cũng thấy rõ trái tim nhân hậu, tấm lòng nhân đạo cao cả, thái độ trân trọng, ngợi ca con người (đặc biệt là người phụ nữ) của những nhà văn chân chính.

Advertisements (Quảng cáo)