Trang Chủ Lớp 9 Đề thi học kì 2 lớp 9

[Học kì 2 Văn 9] Suy nghĩ học vấn là chùm rễ đắng nhưng hoa quả lại ngọt ngào

Tác phẩm Bến quê  trong đề thi văn học kì 2 lớp 9. Câu: “Nghe tiếng chân giậm thình thịch đều đặn ở bên kia tường” là kiểu câu gì? Thế nào là hoa trái ngọt ngào?

I. Phần trắc nghiệm

1: (2đ) Cho đoạn văn sau, hãy trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại câu trả lời đúng nhất vào giấy thi.

     Nghe tiếng chân giậm thình thịch đều đặn ở bên kia tường. Nhĩ cúi xuống thở hổn hển để lấy lại sức rồi cất tiếng gọi yếu ớt: “Huệ ơi!”.

     Từ phòng bên kia một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang. Cô bé bên nhà làng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ: “Bác cần nằm xuống phải không ạ?”. Nhĩ đáp trong hơi thở gấp gáp: “ừ, ừ… chào cháu!”. Cô bé nhảy lên phản, vừa mó vào người Nhĩ đã vội vã nhảy xuống, nó chạy ra đầu cầu thang cầm đoạn dây khẽ phất xuống bên dưới và gọi toáng lên:

    – Vân ơi! Tam ơi! Hùng ơi!

(Bến quêNguyễn Minh Châu, Ngữ văn 9, Tập II, trang 103,104)

1. Câu: “Nghe tiếng chân giậm thình thịch đều đặn ở bên kia tường” là kiểu câu gì?

A. Câu rút gọn.

B. Câu ghép đẳng lập.

C. Câu ghép chính phụ.

D. Câu mở rộng.

2. Câu: “Huệ ơi!” là câu gì?

A. Câu rút gọn.

B. Câu mở rộng,

C. Câu đơn.

D. Câu đặc biệt.

3. Xét về mục đích nói, câu: “ừ, ừ… chào cháu!” là câu gì?

A. Câu nghi vấn.

B. Câu cầu khiến.

C. Câu cảm thán.

Advertisements (Quảng cáo)

D. Câu trần thuật.

4. Dấu hai chấm trong đoạn trích dùng để làm gì?

A. Báo trước lời dẫn trực tiếp.

B. Báo trước phần cần giải thích.

C. Báo trước phần giải thích.

D. Báo trước lời thoại.

2. (3đ) Tìm những câu thơ thể hiện tình cảm, suy nghĩ của người cha (nhà thơ Y Phương) trong bài thơ Nói với con về quê hương và dân tộc? Chỉ ra nét riêng trong cách biểu hiện cảm xúc, sáng tạo hình ảnh của tác giả?

3. (5đ) Suy nghĩ của em về câu ngạn ngữ của Hi Lạp:

“Học vấn là chùm rễ đắng nhưng hoa quả lại ngọt ngào”.

* Lưu ý: Học sinh viết thành bài văn hoàn chỉnh.


Gợi ý giải đề:

1.

Advertisements (Quảng cáo)

1 2 3 4
A D C D

2.

1. Y Phương là người dân tộc Tày – đứa con của miền rẻo cao, đứa con của đá. Cho nên, thơ ông mang cách diễn đạt của người miền núi: giàu hình ảnh, cụ thể, mộc mạc mà có tính khái quát cao, giàu chất thơ, giàu biểu tượng.

2. Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng.

– Thể thơ tự do, gần với văn xuôi.

– Sử dụng động từ: cài, đan, cho… Cách dùng từ địa phương mang hồn núi rừng, đẹp tự nhiên, nguyên thủy, thắm tươi và thuần hậu.

– Phép tu từ: Nhân hóa, hoán dụ: rừng, con đường. Hình ảnh quê hương được cụ thể hóa bằng rừng hoa, con đường… Nơi ấy còn có con Người hiện ra bằng tấm lòng thắm tươi, thơm thảo, mộc mạc, bình dị.

3. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

  Còn quê hương thì làm phong tục.

– Nghĩa chính: “Đục đá”, lấy đá núi xây nhà.

– Nghĩa chuyển: Tự lập, tự chủ, tự cường, chấp nhận vất vả, gian khổ để quê hương phát triển và đẹp giàu. Đó chính là ý thức xây dựng quê nương, nguồn cội bằng chính giọt mồ hôi của mình.

3. Dàn bài chi tiết:

1. Giải thích:

– Câu hỏi đặt ra:

+ Học vấn là gì?

+ Tại sao nói: “Học vấn là chùm rễ đắng”?

+ Thế nào là hoa trái ngọt ngào?

+ Để có được hoa trái ngọt ngào, học sinh chúng ta phải làm gì? (Làm thế nào để thực hiện câu ngạn ngữ trên?).

– Đây là vấn đề trọng tâm của mỗi học sinh nói riêng và của mọi người nói chung.

– Thông qua đó, học sinh lí giải ý nghĩa của việc học, chiếm lĩnh tri thức đối với mỗi con người.

2. Suy nghĩ về vấn đề: “Học vấn là chùm rễ đắng nhưng hoa quả lại ngọt ngào”.

– Nhận thức được học vấn biểu thị cho những đắng cay, vất vả, của tất cả mọi gian lao mà ta phải trải qua để đạt đến. Để có được tri thức, tự hoàn thiện mình, đưa mình lên đến đỉnh cao của niềm hạnh phúc, chiếm lĩnh kho tàng tri thức của khoa học, con người phải đổi lấy bằng cả sự miệt mài suốt cả cuộc đời để có được kết quả như ý muốn.

– Chỉ có những con người chăm chỉ, siêng năng, biết trau dồi kiến thức, biết vượt qua những khó khăn gian khổ mới có thể đạt được kết quả “ngọt ngào” như vậy.

– Câu ngạn ngữ là một bức thông điệp nhắn gửi đến tất cả chúng ta: “Hãy luôn luôn cố gắng học tập, kiên trì, nhẫn nại thì chắc chắn chúng ta sẽ đạt được thành công”.

– Mỗi một học sinh cần phải cố gắng để chiếm lĩnh kho tàng tri thức nhân loại, để có thể nếm được vị ngọt trong tương lai. Học để thành người, học để thành con người có ích cho xã hội, để chiếm lĩnh những gì vô giá nhất cùa học vấn.

*  Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý để giáo viên chấm nghiên cứu.

Trong quá trình chấm bài, giáo viên có thể linh động. Cần khuyến khích những bài viết lập luận chặt chẽ, logic.

Advertisements (Quảng cáo)