Suy nghĩ của em về vai trò của tuổi trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Suy nghĩ về câu ngạn ngữ ”Rễ của sự học tập thì đắng, quả của sự học tập lại ngọt.
Đề số 1 của phòng GD&ĐT Bắc Từ Liêm
PHÒNG GD&ĐT QUẬN BẮC TỪ LIÊM
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn thi: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra: 20/4/2018
Phần 1 (6 điểm)
Xúc động khi tới lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong một sáng tác của mình, nhà thơ Vương Trọng viết:
“…Rưng rưng trông Bác yên nằm
Giấu rồi, nước mắt khó cầm cứ rơi
Ở đây lạnh lắm, Bác ơi
Chăn đơn Bác đắp nửa người, ấm sao?”
(Dẫn theo Đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 9, NXB Giáo dục, 2007)
1. Giọt nước mắt “khó cầm cứ rơi” của tác giải gợi nhớ tới một khổ thơ trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương. Em hãy chép chính xác khổ thơ đó.
2. Khổ thơ em vừa chép có một hình ảnh được nhắc đến nhiều lần trong bài thơ. Đó là hình ảnh nào? Nêu ý nghĩa của hình ảnh này trong từng trường hợp.
3. Viết một đoạn văn khoảng 10 – 12 câu theo cách lập luận diễn dịch để làm rõ niềm xúc động mãnh liệt và ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ trong khổ thơ em vừa chép trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và thành phần khở ngữ (gạch chân, chí thích rõ từ ngữ dùng làm phép nối và thành phần khởi ngữ)
4. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có những văn bản ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh. Em hãy kể tên một văn bản và ghi rõ tên tác giả.
Phần II. (4,0 điểm): Trong văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, tác giả Vũ Khoan có viết:
….(1) Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. (2) Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. (3) Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. (4) Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề.
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2016)
1.Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích trên.
Advertisements (Quảng cáo)
2. Chỉ ra hai phép liên kết có trong đoạn trích
3. Em hiểu thế nào là ”học chay, học vẹt”? Từ đó hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về câu ngạn ngữ ”Rễ của sự học tập thì đắng, quả của sự học tập lại ngọt.”
Đề 02 của trường Lê Khắc Cẩn
Phần I. Đọc – Hiểu(4,0đ)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
” …Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng chốc nữa sẽ nổ…”
( Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD)
1.Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? (0,25đ)
2. Ai là tác giả của đoạn văn đó (0,25đ)
3. Nội dung chính của đoạn văn là gì? .(0,25đ)
4. Câu văn “ Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ” sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của một biện pháp nghệ thuật.(0,75đ)
5. Xét về cấu tạo ngữ pháp, từ ” chân chạy ” thuộc từ gì? (0,25đ)
6. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau: “ Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ”. (0,75đ)
7. Viết đoạn văn từ 5-7 câu, nêu suy nghĩ của em về vai trò của tuổi trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay ? (1,5đ)
Phần II. Làm văn (6đ)
Advertisements (Quảng cáo)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của khổ thơ sau
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”
Hướng dẫn trả lời bài thi số 2:
I. 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Những ngôi sao xa xôi”
2. Tác giả Lê Minh Khuê
3. Nội dung: miêu tả quang cảnh, không khí trước một trận đánh
4. Các biện pháp tu từ: so sánh, liệt kê
– Tác dụng: nổi bật sự căng thẳng, sự nguy hiểm trong công việc của tổ tring sát mặt đường
5. Từ “Chân chạy” là từ ghép
6. Phân tích được cấu tạo ngữ pháp
*Vế 1: Thần kinh: CN; căng như chão: VN
* Vế 2: tim: CN; đập bất chấp cả nhịp điệu: VN
* Vế 3:chân: CN; chạy mà biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ: VN
7. * Yêu cầu về kĩ năng: Viết thành đoạn văn; đủ số câu, diễn đat rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, lỗi câu.
* Yêu cầu về kiến thức:
– Bả – Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng
liêng của mọi công dân Việt Nam.
– Thế hệ trẻ Việt Nam cần học tập, tu dưỡng rèn luyện để có đạo đức, kiến thức, kĩ năng đáp ứng yêu cầu của thời kì hiện nay.
– Không trực tiếp cầm súng bảo vệ Tổ quốc nhưng lao động, học tập giỏi, có hiệu quả cũng là góp sức mình làm cho đất nước vững mạnh…
– Liên hệ bản thân…
II.
* Đúng kiểu bài nghị luận về đoạn thơ (bài thơ).
* Bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc.
* Lập luận chặt chẽ, sắc sảo.
* Văn phong trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
* Có sự sáng tạo trong lời văn, cảm xúc.
* Giới thiệu vấn đề nghị luận
– Nhà thơ Thanh Hải. – Bài thơ «Mùa xuân nho nhỏ». – Hai khổ thơ: Mùa xuân thiên nhiên, đất nước. |
* Phân tích, cảm nhận: a, Khái quát về bài thơ, đoạn thơ: – Bài thơ ra đời tháng 11/1980 khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh và không bao lâu nữa thì qua đời. Bài thơ là lời tâm niệm chân thành cuối cùng của ông để lại cho đời. – Đoạn thơ là khổ 1,2 của bài thơ, khắc họa bức tranh mùa xuân thiên nhiên, đất nước tràn đầy sức sống. |
b, Phân tích:
Khổ1: Mở đầu bài thơ là bức tranh thiên nhiên xứ Huế thật đặc sắc: |
+ Bức tranh xuân của thiên nhiên đất trời được phác hoạ bằng những chi tiết tiêu biểu về hình ảnh, màu sắc, âm thanh. Nhà thơ như vẽ ra một không gian cao rộng, dòng sông, bầu trời, mặt đất bao la…Ở đây, người đọc có cảm giác như Thanh Hải đã trở thành một người hoạ sĩ với bức tranh xuân được pha màu phối sắc rất tài tình…tràn trề một sức sống mãnh liệt của mùa xuân…Phân tích các từ : xanh, tím biếc, mọc để thấy được màu sắc, sức sống của mùa xuân.
+ Mùa xuân trong thơ Thanh Hải không chỉ có màu sắc mà còn có cả âm thanh. Âm thanh được gợi tả trong bài thơ là tiếng chim chiền chiện… Từ ơi, chi thể hiện sự ngạc nhiên, thú vị và tình cảm trìu mến của tác giả. |
+ Đặc biệt cảm xúc hân hoan, náo nức của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân được thể hiện qua một hình ảnh thơ rất độc đáo : « Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng » . Phân tích nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. -> Niềm say mê, ngây ngất của nhà thơ lúc vào xuân… Tư thế tôi đưa tay tôi hứng đầy nâng niu, trân trọng như ôm trọn vào lòng những giọt tinh tuý, đẹp đẽ của mùa xuân. -> Bức tranh xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống…Đặt trong hoàn cảnh tác giả sáng tác bài thơ, mùa xuân chưa về, càng chứng tỏ một tâm hồn nhạy cảm, một tình yêu cuộc sống tha thiết nồng nàn. |
Khổ 2: Mùa xuân đất nước. |
+ Từ mùa xuân thiên nhiên, nhà thơ hướng cảm xúc của mình về mùa xuân đất nước với hình ảnh người cầm súng, người ra đồng biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động xây dựng đất nước. Ý thơ kết đọng ở chữ lộc được lặp lại hai lần, phân tích nghĩa thực, nghĩa chuyển của chữ lộc…
-> Ý thơ mang ý nghĩa triết lý sâu sắc : Máu của người lính và mồ hôi của người nông dân đã làm nên mùa xuân bất diệt của dân tộc. |
+ Sức sống của mùa xuân đất nước còn được cảm nhận trong nhịp điệu hối hả, những âm thanh xôn xao. Phân tích nghệ thuật điệp ngữ, từ láy, lối so sánh trực tiếp trong «Tất cả như hối hả / Tất cả như xôn xao » -> Cả dân tộc đang chung tay xây dựng, bảo vệ đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh. Tác giả bộc lộ niềm tự hào, tin tưởng vào mùa xuân đất nước. |
c, Đánh giá chung về nghệ thuật :
– Thể thơ năm chữ gần với làn điệu dân ca, đặc biệt là dân ca miền Trung mang âm điệu nhẹ nhàng, tha thiết. Giọng thơ có sự biến đổi qua từng khổ… – Hình ảnh thơ đẹp, giàu ý nghĩa biểu tượng – Sử dụng thành công nhiều biện pháp tu từ : ẩn dụ, điệp ngữ…
|
* Kết bài:
– Đoạn thơ khắc hoạ bức tranh mùa xuân thiên nhiên, đất nước tươi đẹp, ý nghĩa, với nhịp sống sôi động luôn tiến về phía trước. – Bài thơ là tiếng lòng tha thiết, muốn góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân chung của cuộc đời. Đó là bài học cho thế hệ trẻ về lẽ sống đẹp, sống có ích. |