Trang Chủ Lớp 9 Đề thi học kì 1 lớp 9

Chia sẻ đề thi học kì 1 lớp 9 môn Văn có đáp án khá hay năm 2016

Đề thi gồm 2 phần Văn tiếng việt và tập làm văn. Các em tham khảo chi tiết dưới đây

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

MÔN NGỮ VĂN LỚP 9

Thời gian làm bài: 90 phút

I. PHẦN VĂN- TIẾNG VIỆT: (5điểm)

Đọc văn sau và trả lời các câu hỏi:

“ Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ : nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.”

1 (1 điểm):  Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả?

2 (1 điểm): Nêu giá trị nội dung của tác phẩm có chứa đoạn văn trên?

3 (2 điểm): Câu văn “Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ : nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…”

Advertisements (Quảng cáo)

Sử dụng những biện pháp tu từ nào? Chỉ rõ các từ ngữ thể hiện những biện pháp tu từ đó?

4 (1điểm): Việc sử dụng những biện pháp tu từ trên có tác dụng gì trong việc diễn đạt nội dung của đoạn văn?

II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm):

Dựa vào văn bản “Làng” – Kim Lân ( Ngữ văn 9, tập 1), hãy đóng vai nhân vật ông Hai để kể lại đoạn trích từ khi ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc cho đến khi tin đó được cải chính.


HƯỚNG DẪN CHẤM

I. PHẦN VĂN – TIẾNG VIỆT: 5,0 điểm

Câu

Nội dung

Điểm

1 – Đoạn văn được trích từ văn bản: Lặng lẽ Sa Pa.

– Tác giả: Nguyễn Thành Long

0,5

0,5

2 Giá trị nội dung:

– Bức tranh nên thơ về cảnh đẹp ở Sa Pa.

– Chân dung những người lao động bình thường nhưng phẩm chất rất cao đẹp.

– Lòng yêu mến, cảm phục với những người đang cống hiến quên mình cho nhân dân, tổ quốc.

 

0,25

 

0,5

0,25

3 – Câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa:

+ So sánh:như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả.

+ Nhân hóa: chặt, quét.

1

0,5

 

0,5

4 Tác dụng: Nhấn mạnh hoàn cảnh làm việc đầy khó khăn, vất vả của anh thanh niên. Qua đó làm nổi bật sự hy sinh thầm lặng của nhân vật này. 1

 

II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm):

Advertisements (Quảng cáo)

* Yêu cầu chung:

– Bài làm có đủ bố cục ba phần.

– Học sinh kể câu chuyện theo ngôi kể thứ nhất khi đóng vai ông Hai – nhân vật kể chuyện.

– Không kể lại toàn văn đoạn trích mà chỉ tập trung kể đoạn ông Hai biết tin làng Chợ Dầu theo giặc đến chỗ giải toả được sự nghi ngờ, oan ức.

– Bài làm phải có sự sáng tạo bằng những lời lẽ, từ ngữ của bản thân khi kể, tả, đặc biệt khi diễn tả tâm trạng của ông Hai.

– Không được chen vào các câu nhận xét, cảm xúc và bình luận.

* Cụ thể:

+ Kể được diễn biến tâm trạng của ông Hai theo trình tự: Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc tâm trạng ông sững sờ, ngạc nhiên, sau đó đau đớn, tủi hổ. Cười nhạt thếch bước đi trong sự trốn tránh xấu hổ và nhục nhã.

+ Về nhà ông nằm vật ra giường, nghĩ đến sự hắt hủi của mọi người. Khi nói chuyện với vợ thì gắt gỏng, bực bội vô cớ.

+ Tâm trạng của ông Hai mấy ngày sau đó: không dám ra khỏi nhà, thường xuyên lo lắng, đau khổ, tủi nhục…

+ Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính: vui mừng, phấn khởi, tự hào. Hành động vui vẻ chia quà cho các con, đi khoe tin làng chợ Dầu không theo giặc.

Bài làm

Tôi là một người nông dân làng chợ Dầu .Mọi người thường gọi tôi là ông Hai Thu.
Kháng chiến bùng nổ tôi muốn ở lại làng cùng anh em bộ đội và dân quân kháng chiến .Nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên tôi phải cùng gia đình đi tản cư .Ở nơi tản cư tôi rất nhớ làng và thường có hay khoe về làng mình .Hôm nào tôi cũng ra phòng thông tin để nghe tin tức kháng chiến . Hốm ấy , vớ được anh dân quân đọc rất to , rõ ràng , rành mạch tôi nghe đc bao nhiêu tin hay – toàn tin quân ta giết được địch , ruột gan tôi cứ múa hết cả lên. Đang trong tâm trạng náo nức thì tôi nghe được tin làng chợ Dầu của tôi theo Tây làm Việt gian. Lúc đó cổ họng tôi nghẹn đắng lại , da mặt tê rân rân. Tôi lặng đi tưởng như không thở được. Một lúc lâu tôi mới dặn è è , nuốt một cái gì vướng ở cổ, tôi hỏi lại về cái tin ấy thì người ta đã khẳng định một cách chắc chắn . Tôi vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác rồi đi thẳng về nhà. Về đến nhà , tôi nằm vật ra giường nhìn lũ con tôi thấy tủi thân , nước mắt tôi cứ ràn ra . Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Tôi ngờ ngợ chả nhẽ bọn ở làng lại đốn đến thế ư rồi tôi tự kiểm điểm trong óc thấy họ đều là những người có tinh thần yêu nước , yêu kháng chiến chẳng nhẽ lại đi làm cái điều nhục nhã ấy nhưng không có lửa làm sao có khói . Tôi cảm thấy tủi nhục, chiều hôm ấy vợ tôi về cung có vẻ khác . Trong nhà có cái sự im lặng thật là khó chịu. Mãi đến khuya vợ tôi mới hỏi tôi về cái tin ây. Tôi im lặng rồi gắt lên vậy là bà ấy im bặt. 3-4 ngày hôm sau tôi không dám bước chân ra ngoài chỉ ở trong gian nhà trật trội để nghe ngóng tin tức. Lúc nào tôi cũng nơm nớp lo sợ , hễ nghe đến chuyện ấy là tôi lại giật mình. Trong tôi giờ đây đang diễn ra một cuộc chiến tranh nội tâm gay gắt khi mụ chủ nhà có ý đuổi gia đình tôi đi. Tôi lâm vào tình trạng bế tắc về làng hay ở lại. Cuối cùng tôi đến quyết định làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù . Trong tâm trạng đau đớn tủi hờn , tôi tâm sự với thằng con út. Sau khi tâm sự xong, nỗi khổ của tôi với đi phần nào . Rồi một hôm khoảng 3h chiều, có người đàn ông đến nhà tôi chơi . Ông ấy rủ tôi đi theo ông ấy đến sẩm tối tôi mới về . Lúc ấy tôi rất vui . Đến bực cửa tôi đã bô bô khoe rằng Tây nó đốt nhà tôi rồi, ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên cải chính, ông ấy cho biết cái tin làng tôi theo Tây làm Việt gian là sai sự mục đích. Cứ thế tôi lật đật đi khoe khắp nơi, tối hôm ấy tôi sang gian bác Thứ nói chuyện về làng của tôi..

Advertisements (Quảng cáo)