1.Hai dây dẫn bằng đồng, có cùng tiết diện, dây thứ nhất có điện trở là 2,5Ω và có chiều dài là 10m, dây thứ hai có chiều dài là 18m. Điện trở của dây thứ hai là
A. 4Ω B. 18Ω
C. 8Ω D. 4,5Ω
2.Hai dây nhôm có cùng tiết diện, một dây dài l1 có điện trở là R1, dây kia có chiều dài l2 có điện trở là R2 thì tỷ số
\({{{R_1}} \over {{R_2}}}\)= 4. Vậy tỷ lệ \({{{l_2}} \over {{l_1}}}\) là
A.4 B. 2
C. 0,5 D. 0.25
3.Khi đặt hiệu điện thế 6V vào hai đầu 1 cuộn dây thì dòng điện qua nó có cường độ là 0,3A. Biết rằng dây dẫn loại này nếu dài 4m thì có điện trở là 2Ω. Chiều dài của dây dẫn dùng để cuốn cuộn dây này là.
A. 20m
B. 30m
C. 40m
D. 50m
4. Hai dây dẫn bằng dồng có cùng chiều dài, tiết diện của dây thứ nhất gấp 2 lần tiết diện dây thứ hai, dây thứ hai có điện trở 8Ω. Điện trở của dây thứ nhất là
A.2Ω B. 3Ω
C. 4Ω D. 16Ω
5.Ba dây dẫn có cùng chiều dài, tiết diện. Dây thứ nhất bằng đồng có điện trở R1, Dây thứ nhất bằng nhôm có điện trở R2, Dây thứ nhất bằng sắt có điện trở R3. Câu trả lời nào dưới đây là đúng khi so sánh điện trở của các dây dẫn?
A.R3 > R2 > R1,
B. R1 > R3 > R2
C. R2 > R1 > R3
D. R1 > R2 > R3
6. Lập luận nào dưới đây là đúng?
Điện trở của dây dẫn
Advertisements (Quảng cáo)
A.Tăng lên gấp đôi khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện tăng lên gấp đôi
B. Giảm đi 1 nửa khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện tăng lên gấp đôi
C. Giảm đi 1 nửa khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện tăng lên gấp bốn
D. Tăng lên gấp đôi khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện giảm đi một nửa
7. Trên một điện trở có ghi 10Ω – 2A. Ý nghĩa của con số đó là gì?
A.Giá trị điện trở lớn nhất của biến trở và cường độ dòng điện nhỏ nhất mà biến trở chịu được.
B. Giá trị điện trở lớn nhất của biến trở và cường độ dòng điện lớn nhất mà biến trở chịu được
C. Giá trị điện trở nhỏ nhất của biến trở và cường độ dòng điện nhỏ nhất mà biến trở chịu được
D. Giá trị điện trở nhỏ nhất của biến trở và cường độ dòng điện nhỏ nhất mà biến trở chịu được.
8. Một dây dẫn bằng đồng và một dây dẫn bằng nhôm có cùng chiều dài, cùng tiết diện. So sánh điện trở của 2 dây.
A.Rđồng = Rnhôm
B. Rđồng > Rnhôm
C. Rđồng < Rnhôm
D. Rđồng = 2Rnhôm
Advertisements (Quảng cáo)
9.: Hai dây dẫn làm từ hợp kim cùng loại, dây thứ nhất có chiều dài l, có tiết diện S và có điện trở R1 = 6Ω. Biết chiều dài của nó là l’ = 2l và tiết diện S’ = 4S. Điện trở của dây dẫn thứ hai là?
A. 2Ω B. 3Ω
C. 6Ω D. 18Ω
1.0. Một dây dẫn bằng nicrom dài 15m, tiết diện 0,3mm2 được mắc vào hai điểm có hiệu điện thế 220V. cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có giá trị là
A. I = 2A B. I = 4A
C. I = 6A D. I = 8A
1. Chọn D
Điện trở tỷ lệ với chiều dài nên \({{{R_1}} \over {{R_2}}}\)= \({{{l_1}} \over {{l_2}}}\)
\( \Rightarrow {R_1}{{{l_2}} \over {{l_1}}} = 2,5.{{18} \over {10}} = 4,5\,\,\Omega \)
2. Chọn D
Điện trở tỷ lệ với chiều dài nên \({{{R_1}} \over {{R_2}}}\)= \({{{l_1}} \over {{l_2}}}= 4 \)
\(\Rightarrow {{{l_2}} \over {{l_1}}} = 0,25\)
3. Chọn C
Điện trở của dây \(R = {6 \over {0,3}} = 20\,\,\Omega \)
Chiều dài của dây là \(l = {{20.4} \over 2} = 40\,\,m\)
4. Chọn C
Điện trở tỷ lệ nghịch với tiết diện nên \({R_1} = {{{S_2}{R_2}} \over {{S_1}}} = {{8.1} \over 2} = 4\,\,\Omega \)
5. Chọn A
Điện trở của dây tỷ lệ với điện trở suất p nên R3 > R2 > R1,
6. Chọn C
Lập luận đúng: Điện trở của dây dẫn \(R = \rho {l \over S}\), nên Giảm đi 1 nửa khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện tăng lên gấp bốn.
7. Chọn B
Trên một điện trở có ghi 10Ω – 2A. Ý nghĩa là Giá trị điện trở lớn nhất của biến trở (100Ω) và cường độ dòng điện lớn nhất mà biến trở chịu được (2A).
8. Chọn C
Điện trở của dây tỷ lệ với điện trở suất nên Rđồng < Rnhôm
9. Chọn B
Điện trở của dây dẫn thứ 2 giảm 2 lần \({R_1} = 2{R_2} \Rightarrow {R_2} = 3\)
1.0: Chọn B
Công thức tính \(R = p{l \over S} = {{1,{{1.10}^{ – 6}}.15} \over {0,{{3.10}^{ – 6}}}} = 55\Omega \) .
Cường độ dòng điện \(I = {U \over R} = {{220} \over {55}} = 4\,A\)