A.TRẮC NGHIỆM
1.Một tia sáng đi từ không khí vào 1 môi trường trong suốt. khi góc tới bằng 300 thì góc khúc xạ bằng 200. Ngược lại khi tia sáng đi từ môi trường trong suốt đó ra ngoài không khí với góc tới là 200 thì góc khúc xạ có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau:
A. Lớn hớn 300
B. Nhỏ hớn 300
C. Bằng 300
D. Một giá trị khác.
2.Chiếu 1 tia sáng từ thủy tinh ra không khí dưới góc tới i = α. Kết quả nào sau đây là hợp lý?
A. Góc khúc xạ r = 00
B. Góc khúc xạ r < α0
C. Góc khúc xạ r = α0
D. Góc khúc xạ r > α0
3.Chiếu một chùm tia sáng song song với trục chính của thấu kính hội tụ thì chùm tia ló:
A. Cũng là chùm song song
B. Là chùm hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính
C. Là chùm phân kỳ
D. Là chùm tia bất kỳ.
4.A’B’ là ảnh của vật AB qua thấu kính hội tụ , ảnh và vật nằm về hai phía đối với thấu kính. Thông tin nào sau đây là đúng nhất?
A. ảnh là ảnh ảo, cùng chiều với vật và lớn hơn vật
B. ảnh là ảnh thật, ngược chiều với vật
Advertisements (Quảng cáo)
C. ảnh là thật, lớn hơn vật ngược chiều với vật
D. ảnh là ảo và luôn bằng vật.
5.Một vật đặt vuông góc với trục chính của 1 thấu kính hội tụ, cho ảnh ảo cao gấp 3 lần vật. ảnh cách vật 32cm. tiêu cự của thấu kính là
A. 24cm
B. 16cm
C. 35cm
D. 29cm
B. TỰ LUẬN
6.Xác định quang tâm và tiêu điểm khi các tia tới và tia ló trên hình vẽ
7. cho biết vị trí vật AB, ảnh A’B’ và trục chính ∆
Xác định vị trí thấu kính, loại ảnh (hình vẽ)
Advertisements (Quảng cáo)
1. : Chọn C
Theo nguyên lý ngược chiều thì khi i = 200 thì r = 300
2. : Chọn D
Chiếu tia sáng từ thủy tinh ra không khí thì góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
Vậy khi i = α thì góc khúc xạ r > α0. Vậy chọn D.
3. : Chọn B
Chiếu một chùm tia sáng song song với trục chính của thấu kính hội tụ thì chùm tia ló là chùm hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính 4. : Chọn B
Khi ảnh và vật nằm về hai phía đối với thấu kính hội tụ thì ảnh là thật, ngược chiều với vật.
5. : Chọn A
Ta có ảnh của AB là A’B’ như hình vẽ.
Từ ∆ABO đồng dạng ∆A’B’O
\(\Rightarrow \dfrac{{A’B’} }{ {AB}} = \dfrac{{OA’} }{ {OA}} = \dfrac{{OA + {{AA’}}} }{ {OA}} = 3\) (1)
∆OIF đồng dạng ∆A’B’F
\(\Rightarrow \dfrac{{A’B’} }{ {OI}} = \dfrac{{A’F} }{{OF}} = \dfrac{{OF + OA + A{{A’}}}}{{OA}}\) (2)
Từ (1) cho ta \(\dfrac{{OA + 32} }{ {OA}} =\dfrac {{d + 32} }{ d} = 3\)
=> 3d = d+32 => d = 16cm
(2) \(\Rightarrow \dfrac{{f + d + {{AA’}}} }{f} = 3\)
=> 3f = f + 16 + 32 => 2f = 48 => f = 24cm
Vậy: tiêu cự của thấu kính là 24cm
6. : Vì tia qua quang tâm, sau khi khúc xạ thì truyền thẳng, suy ra điểm O; tia song song với trục chính, sau khi khúc xạ truyền qua tiêu điểm (hình 6b)
7. : A’B’ nhỏ hơn AB và cùng chiều
=> thấu kính là phân kỳ. Vẽ hình dựa vào tia đặc biệt (hình 7b)