1. (5đ) Có ý kiến cho rằng: “Bến quê là một truyện ngắn giàu tính biểu tượng”. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?
2. (5đ) Nêu tình huống truyện độc đáo của văn bản Bố của Xi-mông – nhà văn Mô-pa-xăng. Cảm nhận của em sau khi đọc xong đoạn trích này.
1.: (5đ) Bến quê là một truyện ngắn giàu tính biểu tượng, giàu hình ảnh biểu tượng về cuộc đời và con người. Ý kiến này hoàn toàn chính xác.
1. Hình ảnh mang tính biểu tượng trong truyện:
– Thiên nhiên bên kia sông: bãi sông, vòm trời, tia nắng, màu phù sa…Một sắc màu thân thuộc như da thịt, như hơi thở của đất màu mỡ. Đó là hình ảnh của cái đẹp giản dị, gần gũi của quê hương, đất nước mình.
Advertisements (Quảng cáo)
– Hình ảnh cậu con trai sà vào dám người chơi cờ thế là hình ảnh “vòng vèo hoặc chùng chình” trong cuộc đời.
– Hình ảnh Nhĩ thu hết sức tàn vẫy vẫy khi thuyền chạm mũi bên kia sông ở cuối truyện như muốn thức tỉnh mọi người: Hãy đừng vòng vèo, đừng chùng chình, phải đến ngay với những cái đẹp giản dị và bền vững.
2. Những hình ảnh mang tính biểu tượng khiến truyện giàu màu sắc triết lí:
– Hình ảnh có sức ám ảnh nhất đối với người đọc chính là hình ảnh bãi bồi bên kia sông. Nhĩ – người đã từng đi nhiều nước trên thế giới nhưng đến cuối đời, do ốm nặng, anh bị cột chặt trên giường bệnh.Thậm chí, để nhích người đến bên cửa sổ, anh cũng cảm thấy khó khăn như đi hết cả vòng trái đất. Lúc này, anh khao khát được đặt chân đến bãi bồi màu mỡ phù sa ấy, nơi quen thuộc, gần gũi mà cũng hết sức xa lạ với Nhĩ.
Advertisements (Quảng cáo)
– Những bông hoa bằng lăng cuối mùa màu sẫm lại gợi ra sự sống đang ngày càng rời xa Nhĩ.
– Hình ảnh cậu con trai sa vào đám cờ thế trên đường phố khiến Nhĩ lo lắng: “Không khéo rồi thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày… một niềm mê say pha lẫn với những ân hận, đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết”. Anh cảm thông với sự thờ ơ của cậu con trai đối với vẻ đẹp giản dị và gần gũi đó. Bởi cậu con trai còn non trẻ, chưa từng bươn chải cuộc sống, làm sao có thể thấy được hết vẻ đẹp giản dị và gần gũi đó. Chỉ có Nhĩ, người đã từng trải cuộc sống, hiểu biết bao lẽ đời mới nhận ra được và trân trọng một bãi bồi bên kia sông. Anh nhận ra được điều đó khi mình đang nằm trên giường bệnh và không thể đến được với bãi sông đẹp đẽ ấy. Vì thế, ta cảm nhận được ở Nhĩ, “niềm say mê pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn”.
⟶ Đó là lời tâm sự trực tiếp của nhà văn thông qua nhân vật Nhĩ về cuộc đời, về con người.
2. (5đ) 1. Nêu tình huống truyện độc đáo của văn bản Bố của Xi-mông – nhà văn Mô-pa-xăng:
Văn bản Bố của Xi-mông là một đoạn trích trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Pháp Mô-pa-xăng. Đây là phần đầu truyện ngắn, nhà văn đã tạo nên câu chuyện độc đáo và cảm động về chú bé Xi-mông.
Qua câu chuyện về một chú bé bị bạn bè trêu chọc vì không có cha và niềm khao khát có một người cha, tác giả ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con người.
2. Cảm nhận của em sau khi đọc xong đoạn trích này:
– Câu chuyện đầy cảm động, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả bởi giá trị nhân đạo cao cả và những nét nghệ thuật đặc sắc. Một cốt truyện nhẹ nhàng, lôi cuốn người đọc bởi tình yêu thương tràn ngập và sự cảm thông giữa con người với con người.
– Người đọc cảm nhận được nỗi đau đớn, mặc cảm với “những cơn nức nở… dồn dập, xốn xang, choáng ngợp” của chú bé không có bố; cảm thông với nỗi bất hạnh “tê tái đến tận xương tủy” của chị Blăng-sốt bởi tình thương con, xót xa cho thân phận đứa con không may mắn của mình; cảm động trước tấm lòng nhân ái, yêu thương trẻ con của bác thợ rèn Phi-líp “cao lớn, râu tóc đen, quăn và có ánh mắt nhìn nhân hậu”.
– Thông điệp từ câu chuyện: “Tình yêu thương, thông cảm giữa người với người là một trong những tình cảm cao đẹp nhất. Hãy yêu thương con người!”.