Trang Chủ Lớp 9 Đề kiểm tra 1 tiết lớp 9

Đề kiểm tra 45 phút Học kì 2 môn Sinh học lớp 9: Nhóm nhân tổ nào sau đây đúng là nhóm nhân tố không sổng?

Đề kiểm tra 45 phút Học kì 2 môn Sinh học lớp 9. Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì?

I. Trắc nghiệm: (4đ)  Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

 Câu 1 . Quan hệ giữa 2 loài sinh vật trong đó cả 2 bên cùng có lợi là quan hệ:

A. Hội sinh                       B. Cộng sinh

C. Ký sinh                        D.  Cạnh tranh

 Câu 2 . Nhóm nhân tổ nào sau đây đúng là nhóm nhân tố không sổng?

A. Khí hậu, ánh sáng, thực vật.                    B. Nhiệt độ, độ ẩm, động vật

C. Gió, không khí, độ ẩm, ánh sáng          D.  Nước biển, ao hồ, cá.

 Câu 3 . Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì?

A. Quan hệ cạnh tranh khác loài                  B. Ọuan hệ cạnh tranh cùng loài

C. Quan hệ cộng sinh                                D.  Cạnh tranh cùng loài và khác loài.

Câu 4. Ưu thế lai là hiện tượng:

A. Cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn bố mẹ

B. Cơ thể lai F1 sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn bố mẹ.

C. Cơ thể lai F1 có các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội cả 2 bố mẹ.

D.  Tất cả các ý trên.

Câu 5. Mối quan hệ quan trọng đảm bảo tính gắn bó trong quần xã sinh vật là:

A. Hợp tác                       B. Cộng sinh

C. Dinh dưỡng                 D.  Hội sinh

Câu 6. Hải quỳ bám trên của. Hải quỳ bảo vệ của nhờ tế bào gai. Của giúp hải quỳ di chuyển. Đó là ví dụ về mối quan hệ:

A. Cộng sinh                    B. Hội sinh

Advertisements (Quảng cáo)

C. Ký sinh                        D.  Hợp tác

Câu 7. Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể?

A. Mật độ             B. Cấu trúc tuổi

C. Độ đa dạng      D.  Tỉ lệ đực cái

Câu 8. Cho chuỗi thức ăn còn chồ bỏ trống sau  …….→ bọ ngựa → rắn. Cá thể nào sau đây điền vào chỗ trống (…) là hợp lý?

A. Lá cây                         B. Sâu

C. Cầy                  D.  Hổ

II. Tự luận: (6đ)

 Câu 1 . Giả sử có các sinh vật sau: trâu, sán lá gan, cá, giun đất, giun đũa, chim, bét, hổ, báo, cò, hươu, nai.

a. Hãy cho biết môi trường sống của các loài sinh vật kể trên. Từ đó cho biết môi trường sống là gì? Có mấy loại môi trường?

b. Có những nhân tố sinh thái nào tác động đến con trâu? Hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái cho phù họp.

c. Các loài sinh vật trên có quan hệ với nhau như thế nào? Nêu đặc điểm của các mối quan hệ đó.

Advertisements (Quảng cáo)

I. Trắc nghiệm: (4đ)

1

2

3

4

5

6

7

8

B

C

D

D

C

A

C

B

II. Tự luận: (6đ)

 Câu 1 .

a. Môi trường song của các loài sinh vật:

Trên mặt đất – không khí: hươu, nai, trâu, hổ, báo, chim, cò.

– Môi trường sinh vật:

+ Da trâu, da báo, da hổ: bét

+Trong cơ quan tiêu hóa của trâu: sán lá gan

+Trong cơ quan tiêu hóa của người: giun đũa.

– Môi trường nước: cá

– Môi trường trong đất: giun đất

Môi trường sống là nơi sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật.

Có 4 loại môi trường:

– Môi trường trong đất

– Môi trường nước

– Môi trường trên mặt đất – không khí

– Môi trường sinh vật

b. Các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến con trâu:

Đất, ánh sáng, nhiệt độ, không khí, nước, cỏ người, hổ, báo, bét, sán lá gan, chim…..

– Các nhân tố sinh thái trên bao gồm 3 nhóm:

– Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, không khí, nước, đất…

– Nhân tố hữu sinh: cỏ, bét, sán lá gan, chim, hổ, báo.

– Nhân tố con người

c. các sinh vật trên quan hệ đối địch với nhau:

– Cạnh tranh: hổ, báo cạnh tranh nhau; trâu, hươu, nai cạnh tranh nhau.

– Ký sinh: sán lá gan, bét.

– Sinh vật ăn sinh vật khác:

Hổ, báo ăn thịt hươu, nai, trâu chim ăn bét.

Cò ăn cá.

Đặc điểm của các mối quan hệ đó:

– Cạnh tranh: các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các tiều kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau.

– Ký sinh: sinh vật sống nhở trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh lưỡng, máu…từ sinh vật đó.

– Sinh vật ăn sinh vật khác gồm các trường hợp: động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật, thực vật bắt sâu bọ.

Advertisements (Quảng cáo)