Trang Chủ Lớp 9 Đề kiểm tra 1 tiết lớp 9

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) Đề số 6 Chương 4 Vật Lý 9: Trong phương pháp dùng nam châm điện để tạo ra dòng điện cảm ứng (hình vẽ) ta có thể dùng cách nào để tạo ra được dòng điện cảm ứng ?

Tham khảo chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 6 – Chương 4 – Vật lí 9. Đường dây truyền tải điện có chiều dài 10km, công suất cung cấp ở nơi truyền tải P = 3.106W. Dây dẫn tải điện cứ 1km thì có điện trở 0,2Ω, công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây Php = 160kW. Tính hiệu điện thế ở hai đầu nơi truyền tải ?

1. Trong phương pháp dùng nam châm điện để tạo ra dòng điện cảm ứng (hình vẽ) ta có thể dùng cách nào để tạo ra được dòng điện cảm ứng

 

2.Đường dây truyền tải điện có chiều dài 10km, công suất cung cấp ở nơi truyền tải P = 3.106W. Dây dẫn tải điện cứ 1km thì có điện trở 0,2Ω, công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây Php = 160kW. Tính hiệu điện thế ở hai đầu nơi truyền tải

3.Một vật sáng AB cao10cm đặt vuông góc với trục và cách thấu kính hội tụ một đoạn d= 12cm, cho 1 ảnh thật cao 5cm. Hỏi ảnh cách thấu kính bao xa?

4.Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục và cách thấu kính phân kỳ. Vật cao 8cm cho ảnh cao 4cm. vật và ảnh đặt cách nhau 8cm. tìm vị trí đặt vật và vị trí ảnh.

5.Đặt một vật sáng AB trên trục chính, vuông góc với trục chính và cách thấu kính d=10cm. Tiêu cự của thấu kính f = 20cm. Ta thu được ảnh gì và cách thấu kính bao xa.

1. : Ta có thể dùng các cách nào để tạo ra dòng điện cảm ứng

+ dịch chuyển con chạy của biến trở R

+ đóng ngắt điện K

+ ngắt điện K đang đóng, mở ngắt K

+ đưa cuộn dây lại gần hoặc ra xa nam châm..

Advertisements (Quảng cáo)

2.Điện trở dây dẫn R = 0,2.2.10 = 4Ω.

Công suất hao phí Php = I2R

-cường độ dòng điện qua dây \(I = \sqrt {{{{P_{hp}}} \over R}}  = \sqrt {{{160000} \over 4}}  = 200A\)

Hiệu điện thế đường dây tải :

Áp dụng công thức \(U = \dfrac{P}{I} = \dfrac{{{{3.10}^6}}}{{200}} = 15000\,V = 15\,kV\)

3. :  Từ tam giác đồng dạng (hình 3) ta có

 

\(d’ = d.\dfrac {{A’B’} }{ {AB}} = 12.\dfrac {5 }{ {10}} = 6cm\)

Advertisements (Quảng cáo)

Ta được ảnh cách thấu kính 6 (cm).

4. :  Từ hình vẽ ta có:

 

\(\dfrac {{A’B’} }{ {AB}} =\dfrac {{d’} }{ d} =\dfrac {4 }{ 8} = 0,5\)   (1)

\(\dfrac {{AB} }{ {A’B’}} = \dfrac {{d’ + AA’} }{ {d’}} = \dfrac {{d’ + 8} }{ {d’}} = 2\)

\(\Rightarrow   d’ = 8cm\)

\(d=2d’ = 16cm\)

5. : Vì vật đặt trong khoảng tiêu cự (d < f) vậy qua TKHT ta thu được một ảnh ảo, cùng chiều lớn hơn vật như hình vẽ:

 

Từ ∆ABO đồng dạng ∆A’B’O

\(\Rightarrow \dfrac{{A’B’} }{ {AB}} = \dfrac{{OA’} }{ {OA}}\)  (1)

∆F’A’B’ đồng dạng ∆F’OI

\(\Rightarrow\dfrac {{A’B’} }{ {OI}} = \dfrac {{F’A’} }{ {OF’}}\) (2)

Và \(OI = AB\) nên

\(\dfrac {{OA} }{ {OA’}} = \dfrac {{{\rm{OF}}} }{ {F’A’}} = \dfrac {{OF’} }{ {OF’ + d}}\)

\(\Leftrightarrow \dfrac {d }{ {d’}} = \dfrac {f }{ {f + d’}}\)

Thay giá trị ta được

\(\dfrac {{10} }{ {d’}} = \dfrac {{20} }{ {20 + d’}}\)

giải ra ta được \(d’ = 20cm.\)

Vậy vật cho ảnh ảo hiện cách thấu kính \(d’= 20cm.\)

Advertisements (Quảng cáo)