Ngày 24/4/2018 vừa qua, các bạn học sinh lớp 7 trường THCS Lê Quý Đôn và các trường THCS huyện Thanh Trì đã tham gia thi cuối năm. Dethikiemtra.com gửi tới bạn 2 đề thi dưới đây.
Trường THCS Lê Quý Đôn
A.PHẦN TRẮC NGHIỆM (2đ)
E hãy trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
1: Bậc của đa thức f(x) = -7x4 + 4x3 + 8x2 – 5x3 – x4 + 5x3 + 4x4 + 2018 là:
A.2018 B. 5 C. 4 D. 3
2: Kết quả kiểm tra phần thi tâng cầu của môn thể dục được cô giáo ghi lại như sau:
Kết quả tâng cầu của 1 học sinh (tính theo quả) | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Tần số | 0 | 2 | 4 | 25 | 14 | 6 | 3 |
Mỗi học sinh phải tâng được ít nhất 4 quả cầu mới đạt. Số học sinh thi đạt bài kiểm tra là
A.3 B. 25 C. 23 D. 48
3: Cho ∆ABC biết BC = 4cm; AB = 5cm, AC = 3cm. Khi đó ta có tam giác ABC
A.Nhọn B. Vuông tại A C. Vuông tại B D. Vuông tại C
4: Cho ∆ABC có ba góc nhọn (AB > AC), đường cao AH, điểm P thuộc đoạn AH. Khi đó ta cso
A.PB ≤ PC B. PB > PC C. PB < PC D. PB ≥ PC
II. PHẦN TỰ LUẬN: (8đ)
5: (2 đ) Cho các đa thức:
A(x) = 3x3 + 3x2 + 2x – 1
B(x) = 5x4 + 6x – 2x2 + 3x3 + 4 – 5x4 – 5x
a) Tìm bậc, hệ số tự do, hệ số cao nhất của A(x). Tính A (-2)
b) Thu gọn, sắp xếp đa thức B(x) theo lũy thừa giảm dần của biến
c) Tính A(x) – B(x)
d) Tìm đa thức C(x) biết C(x) – 2.B(x) = A(x)
6: (2 đ) Tìm nghiệm của các đa thức sau:
a)M(x) = 2x – ½
b) N(x) = (x + 5)(4x2 – 1)
Advertisements (Quảng cáo)
c) P(x) = 9x3 – 25x
7: (3,5 đ) Cho ∆ ABC cân tại A, kẻ Ah vuông góc với BC (H ∈ BC)
a)Chứng minh: HB = HC và AH là tia phân giác của góc BAC
b) Lấy D trên tia đối của tia BC sao cho BD = BH; Lấy E trên tia đối của tia BA sao cho BE = B. Chứng minh rằng: DE //AH
c) So sánh góc DAB và góc BAH
d) Lấy điểm F sao cho D là trung điểm của EF. Gọi G là trung điểm của EC. Chứng minh rằng: F, B, G thẳng hàng
8: (0,5 đ) Cho đa thức P(x) = ax3 +bx2 + cx + d có các hệ số a,b,c,d nguyên.
Biết P(x) chia hết cho 5 với mọi số nguyên x. Chứng minh: a; b; c; d chia hết cho 5
Phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì – Hà Nội
I.Trắc nghiệm (2,0 đ)
1.Thu gọn đơn thức –x3(xy)4 1/3 x2y3z3 kết quả là:
A.1/3 x6y5z3 B. 1/3 x9y5z4 C. -3x8y4z3 D. -1/3 x9y7z3
2. Đơn thức thích hợp điền vào chỗ trống (…) trong phép toán: 3x3 + … = -3x3 là:
A.3x3 B. -6x3 C.0 D. 6x3
3. Cho các đa thức A = 3x2 – 7xy – ¾ ; B = -075 + 2x2 + 7xy. Đa thức C thỏa mãn C + B = A là:
Advertisements (Quảng cáo)
A. C = 14xy – x2
B. C = x2
C. C = 5x2 – 14xy
D. C = x2 – 14xy
4. Cho hai đa thức P(x) = -x3 + 2x2 + x – 1 và Q(x) = x3 – x2 – x + 2. Nghiệm của đa thức P(x) + Q(x) là:
A.Vô nghiệm B. -1 C. 1 D.0
5. Cho tam giác nhọn ABC, góc C = 500 các đường cao AD, BE cắt nhau tại K. Câu nào sau đây sai?
A. Góc AKB = 1300
B. Góc KBC = 400
C. Góc A > góc B > góc C
D. Góc KAC = Góc EBC
6. Cho tam giác ABC có góc A = 700. Gọi I là giao điểm các tia phân giác góc B và góc C. Số góc đo BIC là:
A. 1350 B. 1150 C. 1250 D. 1050
7. Cho tam giác ABC có góc C = 500; góc B = 600. Câu nào sau đây đúng?
A.AB > AC > BC
B. AB > BC > AC
C. BC >AC > AB
D. AC > BC > AB
8. Tam giác ABC có AB = AC có góc A = 2 góc B có dạng đặc biệt nào?
A.Tam giác vuông
B. Tam giác đều
C. Tam giác cân
D. Tam giác vuông cân
II. Tự luận (8 đ)
1. (1.5đ): Cho đa thức 7x3 + 3x4 – x + 5x2 – 6x3 – 2x4 + 2018 + x3
a)Thu gọn và sắp xếp đa thức theo lũy thừa giảm của biến
b) Chỉ rõ hệ số cao nhất và hệ số tự do của đa thức
2. (2,5đ): Cho 2 đa thức P(x) = x2 + 2x – 5 và Q(x) = x2 – 9x + 5
a)Tính M(x) = P(x) + Q(x); N(x) = P(x) – Q(x)
b) Tìm nghiệm các đa thức M(x); N(x)
c) Không đặt phép tính tìm đa thức Q(x) – P(x)
3. (3,5 đ) Cho tam giác ABC vuông tại C có góc A là 600. Tia phân giác góc BAC cắt BC ở E. Kẻ EK vuông góc với AB ở K. Kẻ BD vuông góc với AE ở D.
a) Chứng minh: AC = AK và CK ⊥ AE
b) Chứng minh: AB = 2AC
c) Chứng minh EB > AC
d) Chứng minh AC, EK và BD là ba đường thẳng đồng quy
4. (0,5 điểm) Cho đa thức f(x) = ax2 + bx + c
Tính giá trị f(-1) biết rằng a + c = b + 2018