Trang Chủ Lớp 7 Đề thi học kì 2 lớp 7

Thi và kiểm tra học kì 2 Sinh học 7: Những động vật nào sau đây có 2 hình thức di chuyển ?

Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Sinh học lớp 7: Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học ? Nêu ưu và nhưọc điểm của biện pháp đấu tranh sinh học

I. TRẮC NGHIỆM: (4đ)

1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Những động vật nào sau đây có 2 hình thức di chuyển ?

A. Giun, sứa, chuột

B. Cò, sếu, gà lôi

C. Vịt trời, ếch, châu chấu

D. Vượn, giun đất, gà lôi

2. Lớp động vật nào sau đây hô hấp bằng phổi và túi khí?

A. Chim                    B. Bò sát

C. Lưỡng cư             D. Thú

3. Đặc điểm đặc trưng của hệ hô hấp ở lưỡng cư là:

A. Hô hấp chủ yếu bằng phổi và một phần qua da.

B. Hô hấp chủ yếu là qua da và một phần bằng phổi,

C. Chỉ hô hấp qua da.

D. Chỉ hô hấp bằng phổi.

4. Các loài động vật nào sau đây sống ở môi trường đới lạnh?

A. Cá voi, cú tuyết, chồn bắc cực, gấu trắng.

B. Chuột nhảy, chồn bắc cực, cáo bắc cực, cú tuyết,

Advertisements (Quảng cáo)

C. Lạc đà, rắn hoang mạc, gấu trắng, cú tuyết.

D. Gấu trắng, cú tuyết, chuột nhảy, cá voi

5. Hiện tượng nào sau đây là dùng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại ?

A. Dùng vi khuẩn Myoma và vi khuẩn Calixi gây bệnh cho thỏ

B. Ấu trùng bướm đêm – xương rồng.

C. Ong mắt đỏ – trứng sâu xám

D. Bọ rùa – rệp sáp.

Câu 2. Hãy tìm từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (…) thay cho các số 1,2, 3… để hoàn thành các câu sau đây:

Động vật phân bố rất rộng rãi trên Trái Đất. Ước tính số loài động vật hiện nay được biết có khoảng 1,5 triệu loài. Đa dạng sinh học được biểu thị bằng…….(1)……..loài. Sự……(2)…..về loài lại được thể hiện bằng sự đa dạng về đặc điểm…….(3)……..và…….(4)…….        của từng loài. Sở dĩ có sự đa dạng về loài là do khả năng…..(5)…..cao của động vật đối với các điều kiện sống rất khác nhau trên các …….(6)………địa lí của Trái Đất như: các môi trường đới lạnh, đới ôn hoà, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa, hoang mạc…

II. TỰ LUẬN (6đ)

1.. Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn.

2.. Cây phát sinh giới động vật là gì?

Advertisements (Quảng cáo)

3.. Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học ? Nêu ưu và nhưọc điểm của biện pháp đấu tranh sinh học.


I. TRẮC NGHIỆM: (4đ)

1.

1

2

3

4

5

B

A

B

A

A

2.

(1) – số lượng,              (2) – đa dạng,                  (3) – hình thái,

(4) – tập tính,                (5) – thích nghi,              (6) – môi trường.

II. TỰ LUẬN (6đ)

1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn:

– Cơ thể ếch có đầu dẹp, nhọn gắn với mình thành một khối thuôn nhọn về phía trước có tác dụng rẽ nước dễ dàng khi bơi.

– Da trần, phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí: Làm giảm sức cản của nước và hô hấp được trong nước.

– Mắt, mũi ếch ở vị trí cao trên đầu giúp ếch thở và quan sát trong khi bơi.

– Đầu nhọn, thân ngắn, chi 5 phần có ngón chia đốt, linh hoạt: để thích nghi với sự di chuyển trên cạn nhất là động tác nhảy.

– Mắt có mi giúp ngăn bụi, giữ nước làm màng mắt không bị khô

– Tai có màng nhĩ giúp ếch nhận được âm thanh trên cạn

– Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt): Giúp ếch bơi được trong nước.

– Mũi thông với khoang miệng và phổi giúp ếch ngửi được.

2.

– Cây phát sinh giới động vật là một sơ đồ hình cây phát ra những nhánh từ một gốc chung (tổ tiên chung). Các nhánh ấy lại phát ra những nhánh nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận cùng bằng một nhóm động vật. Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số loài của nhánh đó càng nhiều bấy nhiêu. Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn

– Ví dụ: Cá, Bò sát, Chim, Thú có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn so với quan hệ họ hàng của chúng với Giáp xác, Nhện và Sâu bọ.

3. * Đấu tranh sinh học: là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do sinh vật gây ra. Biện pháp đấu tranh sinh học gồm: Sử dụng các thiên địch (sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại), gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại

* Ưu và nhược điểm:

– Uu điểm: Mang lại hiệu quả cao, tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại, tránh ô nhiễm môi trường.

– Nhược điểm:

+ Chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định.

+ Thiên địch không diệt được triệt để sinh vật gây hại.

+ Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.

+ Một loài thiên địch vừa có thể có ích vừa có thể có hại

Advertisements (Quảng cáo)