Trang Chủ Lớp 7 Đề thi học kì 2 lớp 7

Kiểm tra học kì 2 Sinh học 7: Lớp thú sống ở những môi trường nào dưới đây ?

Đề thi và kiểm tra học kì 2 môn Sinh học 7: Đặc điểm có chai mông lớn, túi má lớn, đuôi dài có ở thú nào dưới đây?

I. TRẮC NGHIỆM: (3đ)

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Đặc điểm có chai mông lớn, túi má lớn, đuôi dài có ở thú nào dưới đây?

A. Vượn                        B. Khỉ

C. Đười ươi                   D. Tinh tinh

2. Lớp thú sống ở những môi trường nào dưới đây ?

A. Ở cạn

B. Ở nước

C. Ở không khí

D. Cả A, B và C đều đúng

3. Người ta sử dụng sinh vật nào sau đây đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại ?

A. Vi khuẩn Calixi và Myoma

B. Bướm đêm

C. Ong mắt đỏ

D. Câu B và C đều đúng

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 2. Điền những từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) để hoàn chỉnh các câu sau:

A. Ếch giun thuộc lớp……………… bộ………………

B. Thú là đối tượng cung cấp vật liệu thí nghiệm như…….. và cho sức kéo

như…………

C. Bộ gặm nhấm có bộ răng gồm………………………

II. TỰ LUẬN (7đ)

1. Vẽ sơ đồ cấu tạo hệ tuần hoàn của chim, dùng mũi tên chỉ chiều vận chuyển máu.

2. Phân biệt khỉ với khỉ hình người.

3. Nêu và phân tích những đặc điểm cấu tạo của Mèo thích nghi với chế độ ăn thịt và tập tính bắt mồi của nó.

Advertisements (Quảng cáo)

4. Sự tiến hoá của hệ tuần hoàn được thể hiện như thế nào qua các lớp động vật ?


I. TRẮC NGHIỆM: (3đ)

1.

1

2

3

B

D

B

 2. A… lưỡng cư,… không chân

B… chuột nhắt (hoặc chuột bạch), chuột lang, khỉ… các loài gia súc như trâu, bò, ngựa

C… Răng cửa lớn sắc, không có răng nanh, răng hàm thích nghi với lối gặm nhấm.

II. TỰ LUẬN (7đ)

1. Vẽ sơ đồ cấu tạo hệ tuần hoàn của chim, dùng mũi tên chỉ chiều vận chuyển máu.

– Vẽ đúng (Hình 43.1 SGK-tr40)

– Chú thích đúng, đầy đủ. Chỉ đúng chiều vận chuyển máu.

2. Phân biệt khỉ với khỉ hình người

Khỉ

Khỉ hình người

– Có chai mông lớn

– Túi má lớn

– Có đuôi dài

– Sống theo đàn.

– Không có chai mông

– Không có túi má

– Không có đuôi

– Sống đơn độc (đười ươi), sống theo đàn (tinh tinh, Gôrila)

3. Nêu và phân tích những đặc điểm cấu tạo của Mèo thích nghi với chế độ ăn thịt và tập tính bắt mồi của nó:

* Bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt:

– Răng cửa ngắn, sắc để róc xương

– Răng nanh lớn dài nhọn để xé mồi

– Răng hàm nhiều mấu dẹp sắc đề cắt, nghiền mồi.

* Chân thích nghi với lối rình, vồ mồi:

– Các ngón có móng vuốt cong, dưới có đệm thịt dày nên bước đi rất êm, khi di chuyển chỉ có các ngón chân tiếp xúc với đất nên chạy vồ mồi với tốc độ lớn, các vuốt sắc nhọn thụt vào và thò ra khỏi đệm thịt cào xé con mồi.

4. Sự tiến hoá của hệ tuần hoàn được thể hiện như thế nào qua các lớp động vật

– Hệ tuần hoàn từ chưa phân hoá —> hình thành (đơn giản) —> phức tạp hoá —> hoàn chỉnh

– Hệ tuần hoàn từ chưa phân hoá (ở ĐVKXS, ruột khoang) —> Hình thành tim đơn giản, tuần hoàn hở (ở giun đốt, chân khớp) —> phức tạp hoá: tim có tâm nhĩ, tâm thất (2 ngăn đến 3 ngăn, 4 ngăn) 1 vòng tuần hoàn đến 2 vòng tuần hoàn kín (ở các lớp cá đến lớp thú).

Advertisements (Quảng cáo)