I. Trắc nghiệm (2đ) Học sinh làm trực tiếp vào đề kiểm tra
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
1. Trong các số sau, số nào là nghiệm của đa thức: \(F(x) = {x^2} + 2x – 3\)
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
2. Cho \(\Delta ABC\) có \(\hat A = 70^\circ ,\hat B = 50^\circ \) khi đó
A. AC > BC B. AB > AC
C. AB = BC D. AB < AC
3. Bậc của đa thức \(2{x^4} – x + 4{x^3} – 2{x^4} + 5\) là:
A. 0 B. 2.
C. 3. D. 4
4. Cho \(\Delta ABC\) cân ở A, trung tuyến AM, trọng tâm G. Biết AB = 5 cm, BM = 4 cm khi đó độ dài AG là:
A. \(\dfrac{5}{3}\,cm\) B. 4 cm
C. 2 cm. D. 3 cm.
II. Tự luận (8đ)
Bài 1. (1.5đ) Cho hai đơn thức \( – \dfrac{3}{4}{x^2}y\) và \(\dfrac{2}{3}x{y^2}z\)
a) Tính tích hai đơn thức trên
b) Xác định hệ số, phần biến, bậc đơn thức tích
Bài 2. (1.5đ) Khi điều tra về số \({m^3}\) nước dùng trong tháng của mỗi hộ gia đình trong xóm, người điều tra ghi lại bảng sau:
Advertisements (Quảng cáo)
a) Dấu hiệu ở đây là gì?
b) Lập bảng tần số
c) Tính số trung bình cộng của dấu hiệu?
Bài 3 (1.5đ): Cho hai đa thức \(A = {x^2} – 3xy – {y^2} + 1\) và \(B = 2{x^2} + {y^2} – 7xy – 5\)
a) Tính A + B = ?
b) Tìm đa thức C biết C + A = B
Bài 4: (3đ) Cho \(\Delta ABC\) vuông tại A. Tia phân giác của \(\hat B\) cắt AC tại E. Từ E kẻ ED vuông góc với BC tại D
a) Chứng minh: ..
b) Chứng minh BE là đường trung trực của đoạn AD
c) Kẻ \(AH \bot BC(H \in BC).\) Chứng minh AD là tia phân giác của \(\widehat {HAC}\)
Bài 5 (0,5đ): Cho đa thức \(F(x) = a.{x^2} + b.x + c\) biết F(0) = 2016, F(1) = 2017, F(-1) = 2018.
Tính F(2)
Advertisements (Quảng cáo)
I. Trắc nghiệm
câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
A |
B |
C |
C |
II. Tự luận
Bài 1.
a) Ta có: \(\dfrac{{ – 3}}{4}{x^2}y.\dfrac{2}{3}x{y^2}z = \dfrac{{ – 3}}{4}.\dfrac{2}{3}{x^2}xy{y^2}\)\(\, = \dfrac{{ – 1}}{2}{x^3}{y^3}z\)
b) Hệ số: \(\dfrac{{ – 1}}{2}\)
Phần biến: \({x^3}{y^3}z\)
Bậc của đơn thức: 7
Bài 2:
a) Dấu hiệu là: Số \({m^3}\) nước dùng trong tháng của mỗi hộ gia đình trong xóm.
b, c)
Giá trị (x) |
Tần số (n) |
Các tích (x.n) |
|
13 |
1 |
13 |
|
16 |
9 |
144 |
|
17 |
6 |
102 |
|
18 |
2 |
36 |
|
20 |
1 |
20 |
|
40 |
1 |
40 |
|
|
N = 20 |
Tổng: 355 |
\(\overline X = \dfrac{{355}}{{20}}\)\(\, = 17,75\) |
Bài 3:
\(a)\,A + B = 3{x^2} – 10x – 4\)
\(b)\,\,C = B + ( – A)\)\(\, = {x^2} – 4xy + 2{y^2} – 6\)
Bài 4:
a) Xét \(\Delta ABE\) và \(\Delta DBE\) ta có:
\(\begin{array}{l}\hat A = \widehat D = 90^\circ \left( {gt} \right)\\{\widehat B_1} = {\widehat B_2}\left( {gt} \right)\end{array}\)
BE chung
\( \Rightarrow \Delta ABE = \Delta DBE\) (cạnh huyền – góc nhọn)
b) Vì \(\Delta ABE = \Delta DBE\) ta có
BA = BD (hai cạnh tương ứng) nên B thuộc đường trung trực của đoạn AD
EA = ED (câu b) nên \(\Delta EAD\) cân tại E (định nghĩa) nên \(\widehat {HAD} = \widehat {ADE}\) (hai góc SLT bằng nhau)
Vậy \(\widehat {HAD} = \widehat {DAE}\) hay AD là tia phân giác của \(\widehat {HAC}\)
Bài 5:
Ta có:
\(\begin{array}{l}F(0) = a{.0^2} + b.0 + c = 20,16\\ \Rightarrow c = 2016\\df(1) = a{.1^2} + b.1 + c = 2017\\ \Rightarrow a + b = 1\\df( – 1) = a.{( – 1)^2} + b.( – 1) + c \\\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;= 2018\\ \Rightarrow a – b = 2\end{array}\)
Vì a + b = 1 và a – b = 2 nên \( \Rightarrow a = \dfrac{3}{2};b = \dfrac{{ – 1}}{2}\)
Vậy: \(F(2) = \dfrac{3}{2}{.2^2} – \left( {\dfrac{{ – 1}}{2}} \right).2 + 2016 \)\(\,= 2023\)