Trang Chủ Lớp 7 Đề thi học kì 2 lớp 7

Bài thi ngữ Văn lớp 7 kì 2 2018: Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.

Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách“. nêu suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của Dân tộc ta là nội dung chính trong đề thi học kì 2 văn lớp 7

UBND HUYỆN AN LÃO

TRƯỜNG THCS LÊ KHẮC CẨN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017-2018

MÔN:NGỮ VĂN 7

Thời gian làm bài: 90 phút

 Phần I: Đọc-hiểu (4điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.”

(Ngữ văn 7, tập hai)

1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?

2: Tác giả của văn bản chứa đoạn văn trên là ai?

3: Đoạn văn trên được viết  theo phương thức biểu đạt nào?

4: Câu văn ” Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.”  là loại câu gì?

5: Nội dung đoạn trích trên là gì ?

Advertisements (Quảng cáo)

6: Dấu chấm lửng trong câu văn: ” Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…” được dùng để làm gì?

7:Trong  câu  : “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó?

8:Từ nội dung văn bản trên, viết  đoạn văn 4-6 câu nêu suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của Dân tộc ta.

Phần II: Làm văn  (6đ)

Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.


Hướng dẫn làm bài Ngữ Văn

Advertisements (Quảng cáo)

Phần 1:

1. Trích trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

2. Tác giả Hồ Chí Minh

3. Phương thức : Nghị luận

4. Câu chủ động

5. Nội dung: Nêu nhận định về lòng yêu nước và biểu biện của lòng yêu nước trong quá khứ

6. Dấu chấm lửng dùng để chỉ còn  nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.

7.  HS chỉ rõ biện pháp liệt kê trong câu :”Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… “

– Tác dụng biện pháp tu từ liệt kê:

+ Tạo cảm xúc tự hào, phấn chấn về những trang lịch sử vẻ vang qua tấm gương những vị anh hùng dân tộc

8.* Yêu cầu kỹ năng: Đúng hình thức đoạn văn, đủ số lượng câu, văn phạm tốt.

* Yêu cầu kiến thức:

+ HS viết đảm bảo các ý cơ bản sau:

– Học sinh trình bày được truyền thống yêu nước của Dân tộc ta, được phát huy cao độ qua một chặng dài lịch sử(0,75đ)

-Tình cảm của bản thân đối với thế hệ đi trước, học tập được gì ở những người anh hùng đó.

Phần II:

Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

1. Mở bài

–  Nêu vấn đề nghị luận

– Trích dẫn câu tục ngữ

2. Thân bài

a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

  – Nghĩa đen:

+ “ Lá lành”: lá còn nguyên vẹn, giữ nguyên dáng hình ,”Lá rách” lá bị mất một phần hoặc không còn nguyên vẹn; đùm” là bao bọc, che chở.

+ “Lá lành đùm lá rách ” là bảo vệ, che chở, bao bọc lá rách.

=> Câu tục ngữ cho thấy một hiện tượng bình thường, quen thuộc trong cuộc sống: Khi gói bánh, gói hàng, người ta thường đặt những lớp lá lành lặn ở ngoài để bao bọc lớp lá rách bên trong.

  – Nghĩa bóng:

+  Lá lành – lá rách là hình ảnh tượng trưng cho những con người trong những hoàn cảnh khác nhau: yên ổn, thuận lợi – khó khăn, hoạn nạn => Bằng lối nói hình ảnh, ông bà xưa muốn khuyên chúng ta phải biết giúp đỡ, đùm bọc những người không may lâm vào cảnh khó khăn, cơ nhỡ

– Bài học : Trong cuộc sống, con người ở các hoàn cảnh khác nhau cần yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

– Lời khuyên cùng ý nghĩa với câu tục ngữ : ” Nhiễu điều phủ lấy…”; “Khôn ngoan đá đáp ….”

 b. Tại sao con người cần yêu thương đùm bọc lẫn nhau ?

– Vì chúng ta cùng sống trong một đất nước, cùng dòng giống Tiên Rồng…

 –  Vì đó là thể hiện quan hệ sống tốt đẹp, nghĩa tình, một vấn đề đạo lí tốt đẹp và là truyền thống quý báu của dân tộc ta, sự cảm thông, chia sẻ, giúp nhau trong hoạn nạn là cơ sở của tình đoàn kết, tình làng nghĩa xóm -> tình yêu nước.

– Vì thờ ơ với đau đớn, bất hạnh của người khác là tội lỗi, sẽ không có một xã hội tốt đẹp…

 c. Thực hiện tinh thần yêu thương đùm bọc như thế nào ?

– Giúp đỡ người hoạn nạn phải xuầt phát từ lòng cảm thông chân thành chứ không bằng thái độ ban ơn, bố thí. Ngược lại người được giúp đỡ cũng không nên ỷ lại mà phải chủ động vượt qua khó khăn

– Giúp đỡ nhau có thể bằng nhiều cách (vật chất hay tinh thần) và tuỳ theo hoàn cảnh của mình.

( Hs lấy một số dẫn chứng thực tế để làm sáng rõ các luận điểm trên. Gv căn cứ tính xác thực, chọc lọc dẫn chứng và cách lập luận Hs để cho điểm)

3.Kết bài

+ Khẳng định câu tục ngữ là lời khuyên răn có ý nghĩa sâu sắc.

+ Liên hệ bản thân

Advertisements (Quảng cáo)