Dưới đây là đề kiểm tra 1 tiết giữa kì 1 lớp 7 môn Sinh. Đề gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận, thời gian làm bài 45 phút
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
Môn: Sinh học 7
(Thời gian: 45 phút)
I. Trắc nghiệm: (3 điểm)
**Chọn câu trả lời đúng nhất: (1 điểm)
1. Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở chỗ:
A. Có điểm mắt
B. Có roi
C. Có thành xenlulozơ
D. Có diệp lục
2. Phát biểu nào sau đây về động vật nguyên sinh là sai?
A. Không có khả năng sinh sản vô tính.
B. Kích thước hiển vi.
C. Cấu tạo đơn bào.
D. Sống trong nước, đất ẩm hoặc trong cơ thể sinh vật.
3. Đặc điểm của ruột thủy tức:
A. Dạng ống chưa phân nhánh
B. Dạng ống phân nhánh
C. Hình túi
Advertisements (Quảng cáo)
D. Chưa có ruột (tiêu hóa nội bào)
4. Đặc điểm nào dưới đây có ở san hô?
A. Cơ thể hình dù.
B. Là động vật ăn thịt, có các tế bào gai.
C. Luôn sống đơn độc.
D. Sinh sản vô tính bằng cách tiếp hợp.
** Hoàn thành sơ đồ sau: (1 điểm)
Vòng đời của sán lá gan
**Nối cột A sao cho phù hợp với cột B: (1 điểm)
Cột A |
Cột B |
Trả lời |
9. Cơ thể chỉ một tế bào nhưng thực hiện đủ các chức năng của cơ thể. | A. Ngành ruột khoang. | 9…………… |
10. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, thường hình trụ hay dù có hai lớp tế bào. | B. Ngành giun đốt. | 10…………… |
11. Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên, phân biệt đầu đuôi, lưng bụng. | C. Ngành động vật nguyên sinh. | 11……………. |
12. Cơ thể đối xứng hai bên, phân đốt và có khoang cơ thể chính thức. | D. Ngành giun dẹp | 12…………….. |
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 13: (2 điểm) Hãy nêu vai trò của ngành giun đốt đối với con người và sinh giới?
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 14: (3 điểm) Hãy cho biết vòng đời của giun đũa? Từ đó hãy đề ra biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh?
Câu 15: (2 điểm) Hãy trình bày hiểu biết của bản thân về một số đại diện giun dẹp đã học?
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm:
Chọn câu trả lời đúng nhất: (1 điểm)
- D
- A
- C
- B
** Hoàn thành sơ đồ sau: (1 điểm)
Vòng đời của sán lá gan
**Nối cột A sao cho phù hợp với cột B: (1 điểm)
Trả lời |
9……C……… |
10……A……… |
11………D……. |
12…………B….. |
II. Tự luận:
Câu 13: (2 đ)
– Giun đất cày xới đất làm cho đất tơi xốp, có vai trò quan trọng đối với cây trồng và cây cối trong tự nhiên.
– Chúng còn là thức ăn tốt cho các loại gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).
– Một số loài giun đốt biển (giun nhiều tơ, rọm, sá sùng…) là thức ăn cho một số động vật nước như cá.
– Giun đỏ là thức ăn của cá cảnh.
– Một số là đặc sản, thức ăn cho người: sá sùng, rươi…
– Tuy nhiên, có một số loài như đỉa, vắt là vật kí sinh gây hại cho động vật.
Câu 14: (3 đ)
– Vòng đời của giun đũa: (1,5 đ) HS làm bằng một trong hai cách
Cách 1:
Cách 2:
Giun đũa kí sinh trong ruột non người, đẻ trứng theo phân ra ngoài, điều kiện ẩm, thoáng khí, phát triển thành ấu trùng trong trứng. Người ăn phải trứng giun (rau sống, quả tươi…) sẽ vào ruột non, ấu trùng chui ra, đi vào máu, qua gan, tim, phổi rồi quay về ruột non lần thứ 2 mới chính thức kí sinh.
* Biện pháp phòng tránh giun đũa kí sinh (1,5 đ)
- Vệ sinh thân thể như: rửa tay trước khi ăn, tắm giặc hằng ngày, không đi chân đất,…
- Vệ sinh trong ăn uống: ăn sạch, uống sạch, không ăn thịt tái, ăn rau sống rửa sạch,…
- Vệ sinh môi trường: quét dọn nhà cửa, khơi thông nước đọng,…
- Uống thuốc tẩy giun định kì: 6 tháng 1 lần.
- Diệt động vật trung gian truyền bệnh: ruồi, muỗi …
Câu 15: (2 đ)
– Sán lá gan, sán dây xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua con đường tiêu hóa, vật chủ trung gian truyền bệnh là ốc gạo, ốc mút, trâu, bò, lợn.
– Sán lá máu: ấu trùng thâm nhập qua da khi da tiếp xúc với nước ô nhiễm.
(hs trình bày theo hiểu biết)