Trang Chủ Lớp 6 Đề kiểm tra 1 tiết lớp 6

Tổng hợp Đề kiểm tra 1 tiết lớp 6 Văn giữa kì 2 năm 2016 có đáp án

Tổng hợp danh sách Đề kiểm tra 1 tiết lớp 6 môn Văn, Tiếng Việt giữa học kì 2 năm 2016 có đáp án và gợi ý giải chi tiết trên Dethikiemtra.com

Đề kiểm tra  Tiếng Việt 1 tiết Ngữ Văn 6 Học kì 2 trường THCS Cách Mạng tháng 8

Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.

BÀI THƠ

ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ

Minh Huệ

2 khổ thơ đầu

Anh đội viên thức dậy

Thấy trời khuya lắm rồi

Mà sao Bác vẫn ngồi

Đêm nay Bác không ngủ.

Lặng yên bên bếp lửa

Vẻ mặt Bác trầm ngâm

Ngoài trời mưa lâm thâm

Mái lều tranh xơ xác.

 

2 khổ thơ cuối

…Anh đội viên nhìn Bác

Bác nhìn ngọn lửa hồng

Lòng vui sướng mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác.

Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

( trích Ngữ văn 6 Tập II)

Phần 1 :(2 điểm) Trắc nghiệm -mức độ nhận biết

1/ Văn bản Đêm nay Bác không ngủ được viết vào năm nào?

  1. 1949
    B.1950          
    C.1951         
    D.1952

2/ Lần đầu thức dậy, điều gì đã làm cho anh đội viên xúc động?

  1. Thấy trời khuya mà Bác vẫn còn thức.
    B.Bác đang ngồi lặng yên bên bếp lửa.
  2. Thấy vẻ mặt Bác trâm ngâm suy tư.
    D.Bác chăm sóc cho anh và đồng đội.

3/ Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để gợi hình và biểu cảm?

  1. Nhâ nhóa    
    B.Sử dụng từ láy  
    C.Ẩn dụ        
    D.Hoán dụ

4/ Vì sao Bác Hồ không ngủ được?

  1. Vì lo cho chiến sĩ và nhân dân.
    B.Vì trời lạnh và mưa lâm thâm.
  2. Vì đêm trăng sáng rất đẹp.
    D.Vì lo cho gia đình và người thân.

 Phần 2 : (2 điểm) mức độ thông hiểu

Chọn tên văn bản (cột A) và tên tác giả (cột B) để tạo ra một kết hợp đúng, rồi ghi vào giấy làm bài.        (Ví dụ: 1-a ; 2-b ; … )   

Tên văn bản

(A)

Tác giả

(B)

   1- Sông nước Cà Mau

2- Bài học đường đời đầu tiên

3- Vượt thác

4- Bức tranh của em gái tôi

   a- Tô Hoài

b- Tạ Duy Anh

c- Đoàn Giỏi

d- Võ Quảng.

Phần 3 : (2 điểm) mức độ vận dụng thấp Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, Dế Mèn đã có hành động gì xốc nổi để phải ân hận suốt đời? Mèn đã rút ra được bài học gì cho bản thân?

Phần  4:  (4 điểm) mức độ vận dụng cao

      Viết đoạn văn ngắn từ 6-8  câu nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ kính yêu trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”


KIỂM TRA NGỮ VĂN MỘT TIẾT

NGỮ VĂN 6– HK 2 

ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM CHẤM

Phần1 :(2 điểm) Trắc nghiệm -mức độ nhận biết

Trắc nghiệm: (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.)

Câu 1 2 3 4
Đápán C D C A


Phần  2 :
(2 điểm) mức độ thông hiểu

Trắc nghiệm: (mỗi câu trả lời đúng được 0,5điểm.)

Câu 1 2 3 4
Đápán C A D D

Phần 3:(2 điểm) mức độ vận dụng thấp

– Hành động :Dế Mèn trêu chọc chị Cốc gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt.   ( 1 đ )

– Bài học: Ở đời mà có thói hung hăng bậybạ, có óc mà không  biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ Vào mình.

Phần  4: (4 điểm) mức độ vận dụng cao

-Đúng chủ đề ( 2đ)

+ Chăm sóc , chăm lo cho các anh chiến sĩ và dân công (0,5 đ)

+ Lo cho dân cho nước (0,5 đ)

Cảm nghĩ : cảm phục và kính yêu Bác  (1,0 đ)

Advertisements (Quảng cáo)

-Đủ số câu (1 đ)

-Diễn đạt (1 đ)

– Dư hoặc thiếu từ 2 câu trở lên (- 0.25)

-Sai nhiều lỗi chính tả (- từ 0.25 đến 0.5 đ)

– Chữ viết và trình bày quá ẩu (-0.25 đ)


ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN GIỮA KÌ 2 LỚP 6 TRƯỜNG THCS THỦ KHOA HUÂN

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN GIỮA KÌ 2 LỚP 6

LỚP: 6

Thời gian: 45 phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3điểm) Chọn câu đúng nhất trong các câu sau. ( Thời gian15 phút).

1: Văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” được kể theo lời của ai ?

A. Dế Choắt    
B.Dế Mèn            
C.Chị Cốc            
D.Gọng Vó

2: Loại cây phổ biến và tiêu biểu ở vùng Cà Mau là?

A. Cây tre            
B.Cây thốt nốt        
C.Cây keo                            
D.Cây đước.

3: Tác giả văn bản “ Vượt thác” là ai?

A. Tô Hoài            
B.Đoàn Giỏi                       
C.Tạ Duy Anh                     
D.Võ Quảng

4: Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được viết theo thể thơ nào?

A. Tứ tuyệt        
B.Ngũ ngôn tứ tuyệt          
C.Năm tiếng                         
D.Thất ngôn

Advertisements (Quảng cáo)

5: Vì sao Bác Hồ không ngủ được?

A. Vì trời lạnh và mưa lâm thâm.  
B.Vì lo cho chiến sĩ và nhân dân.

C.Vì đêm trăng sáng rất đẹp.
D.Vì lo cho gia đình và người thân.

6: Trong văn bản “Vượt thác” hình ảnh “Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước” báo hiệu điều gì?

A. Báo hiệu một khúc sông dữ, vừa mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác.

B.Báo hiệu con thuyền đã vượt qua thác dữ, tiến lên đưa mọi người về phía trước.

C.Cảnh quan hai bên bờ theo hành trình của con thuyền đã đi qua.

D.Báo hiệu cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ làm nổi bật con người.

7:Điểm nhìn để người kể quan sát và miêu tả trong văn bản “Sông nước Cà Mau” theo trình tự nào?

A. Hai bên bờ sông – ngược dòng sông.
B.Trên thuyền – xuôi dòng sông.

C.Một bờ sông – xuôi dòng sông.
D.Chợ Năm Căn – ngược dòng sông.

8: Thái độ của người anh khi tài năng của em gái được bộc lộ?

A. Ngạc nhiên, vui vẻ. B.Mừng vui, xúc động.          
C.Buồn bã, đố kị.         
D.Phấn khởi, tin tưởng.

9: Hình ảnh nào đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng Cà Mau?

A.Những lò than hầm gỗ đước sản xuất than củi nổi tiếng.

B.Những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông.

C.Những ngôi nhà bè ban đêm sáng ánh đèn măng sông.

D.Những cư dân đủ giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ.

10: Qua dòng suy nghĩ “ Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy” thể hiện tâm trạng gì của người anh?

A.Từ chối không nhận hình ảnh trong bức tranh.

B.Cay đắng nhận ra năng lực kém cỏi của mình so với em gái.

C.Hối hận chân thành, xóa bỏ ghen ghét, đố kị với em gái.

D.Xúc động sâu sắc, hối hận chân thành, lúng túng khó nói nên lời.

11: Vì sao thầy Ha – men vận y phục đẹp và các cụ già trong làng lại đến ngồi cuối lớp học?

A. Vì dân làng muốn chia tay với thầy giáo thân yêu của mình.

B.Vì đây là buổi học cuối cùng.

C.Vì để tôn vinh buổi học cuối cùng trước khi học sinh phải học bằng tiếng Đức.

D.Vì thầy Ha – men muốn học trò của mình nhớ mãi buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.

12: Vì sao tác giả Tô Hoài miêu tả ngoại hình xen lẫn cử chỉ và hành động của Dế Mèn?

A. Để bộc lộ được vẻ đẹp sống động, cường tráng và cả tính nết của Dế Mèn.

B.Để tạo nên sự thân mật và gần gũi giữa người kể và bạn đọc.

C.Để diễn đạt tâm trạng, ý nghĩ, thái độ của Dế Mèn.

D.Để gây ấn tượng sâu sắc và hấp dẫn cho người đọc về vẻ đẹp của Dế Mèn.

(Thời gian làm bài tự luận 30 phút)

1: Chép thuộc lòng hai khổ thơ đầu trong bài: “Đêm nay Bác không ngủ”.(2đ)

2: Em hãy so sánh tính cách của nhân vật Kiều Phương và anh trai ? (3đ)

3: Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em qua văn bản “Sông nước Cà Mau” ? (2đ)………………………………………………………………………

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA MỘT TIẾT GIỮA KÌ 2

Môn: Văn – lớp 6

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3đ) (Mỗi câu trả lời đúng 0.25đ)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đ. A B D D C B A B C D D C A

 

  1. TỰ LUẬN: ( 7đ)

 

Câu Nội dung trả lời Điểm
1 – Chép đúng và đủ hai khổ thơ đầu.
2 – Kiều Phương: Vui vẻ, hồn nhiên, ngây thơ. Có tài hội họa, trong sáng, giàu

lòng vị tha và nhân hậu…

– Anh trai: Là một người yêu quý em gái nhưng vì năng khiếu hội họa của em

nên ghen ghét, đố kị… Nhưng cuối cùng người anh đã hối hận và nhận ra sai

lầm.

1.5đ

1.5đ

3 – Học sinh viết đoạn văn nêu cảm nghĩ qua văn bản “Sông nước Cà Mau”.

Đoạn văn đáp ứng các yêu cầu về nội dung và hình thức. Không sai phạm lỗi về dùng từ, chính tả…

Advertisements (Quảng cáo)