Trang Chủ Lớp 6 Đề thi học kì 1 lớp 6

Thi kì 1 mới nhất – Môn văn lớp 6 của Sở GD Vĩnh Phúc 2017

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 dành cho học sinh THCS lớp 6 – Đây là tài liệu tham khảo dành cho thầy cô và các em học sinh. Xem chi tiết dưới đây

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

 

 

KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 6

MÔN: NGỮ VĂN

(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề).

Câu 1 (3,0 điểm)

Đọc thầm đoạn văn sau:

“Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Lác đác cây lụi có mấy chiếc lá đỏ. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng”.

(Trích Quang cảnh làng mạc ngày mùa – Tô Hoài).

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy trả lời các câu hỏi dưới đây. Chép ra giấy thi những chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

a) Màu sắc nổi bật của làng mạc vào ngày mùa là gì?

A. Màu vàng. B. Màu đỏ.      C. Màu trắng.

b) Trong câu Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. So sánh. B. Nhân hóa.                     C. Cả so sánh và nhân hóa.

c) Từ vàng lịm gợi cho em cảm giác gì?

A. Màu vàng gợi cảm giác như có nước.

B. Màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt.

C. Màu vàng của vật được phơi già nắng, tạo cảm giác giòn đến có thể gãy ra.

d) Các từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm được xếp vào nhóm từ nào?

A. Từ nhiều nghĩa.         B.  Từ đồng âm.             C.  Từ đồng nghĩa.

e) Từ đầm ấm thuộc từ loại nào?

A. Danh từ.    B. Động từ.              C. Tính từ.

Advertisements (Quảng cáo)

g) Câu nào dưới đây là câu ghép?

A. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng.

B. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng.

C. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt.

Câu 2 (1,5 điểm).Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau:

a) Xấu gỗ, … nước sơn.

b) Có mới, nới….

c) Lá lành đùm lá…

Câu 3 (1,5điểm). Xác định thành phần trạng ngữ (nếu có), chủ ngữ, vị ngữ trong câu dưới đây:

Với đôi tai rộng mở, tôi có thể lắng nghe những âm thanh tuyệt vời trong cuộc sống.

Câu 4 (4,0 điểm). Em hãy viết đoạn văn tả ngoại hình một người thân ( ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,…) của em.

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 5 (1,5 điểm). Kể tên những truyền thuyết mà em đã được học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn lớp 6.

Câu 6 (1,5 điểm). Cho đoạn văn sau:

“Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể”.

(Trích Ếch ngồi đáy giếng).

a) Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

b) Sau khi học xong truyện Ếch ngồi đáy giếng, em rút ra bài học gì?

Câu 7 (2,0 điểm). Cho danh từ bông hoa.

a) Thêm phụ ngữ đứng trước và đứng sau vào danh từ trên để tạo thành cụm danh từ.

b) Đặt câu với cụm danh từ vừa lập.

Câu 8 (1,0 điểm). Chữa lỗi dùng từ trong câu sau. Chép ra giấy thi từ đã được chữa đúng.

Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh. 

Câu 9 (4,0 điểm). Em hãy viết đoạn văn kể về một tiết học trên lớp.

…………Hết……….


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Câu 1: 3,0 điểm

Câu a Câu b Câu c Câu d Câu e Câu g
A A B C C A
0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5

Câu 2: 1,5 điểm, điền đúng mỗi từ cho 0,5 điểm.

a. Xấu gỗ, tốt nước sơn.

b. Có mới, nới cũ.

c. Lá lành đùm lá rách.

Câu 3:  1,5  điểm. Xác định sai  mỗi thành phần của câu trừ 0,5 điểm

Với đôi tai rộng mở, tôi // có thể lắng nghe những âm thanh tuyệt vời trong cuộc sống.

TN                 CN                                        VN

Câu 4: Toàn bài 4,0 điểm

– Viết đúng cấu trúc của đoạn văn : 0,5 điểm

– Tả đúng ngoại hình của người thân từ hình dáng đến những đặc điểm nổi bật: 2 điểm

– Bài viết có cảm xúc, câu văn giàu hình ảnh : 1 điểm

– Trình bày sạch đẹp: 0,5 điểm.

(Tùy theo mức độ hoàn chỉnh về nội dung và cách diễn đạt, GV có thể cho điểm từ 0,5 điểm  đến 4 điểm)

Câu/ phần

Đáp án

Điểm
Câu 5

(1,5 điểm)

HS nêu chính xác tên 5 truyền thuyết:

– Con Rồng cháu Tiên

– Bánh chưng, bánh giầy

– Thánh Gióng

– Sơn Tinh, Thủy Tinh

– Sự tích Hồ Gươm

1,5
*Lưu ý : HS nêu sai hoặc thiếu 01 truyền thuyết trừ 0,3 điểm.
Câu 6

(1,5 điểm)

a

 

Phương thức biểu đạt: tự sự 0,5
b

 

Bài học cho bản thân:

– Bài học về tinh thần học hỏi: Cho dù hoàn cảnh sống có thể có những hạn chế nhất định nhưng chúng ta không được tự bằng lòng, ảo tưởng, ngộ nhận về mình mà phải cố gắng học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết. Có như vậy, khi hoàn cảnh, môi trường sống thay đổi, chúng ta mới có thể thích nghi và sống tốt hơn.

– Bài học về tính cách: Trong cuộc sống không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường xung quanh. Sự chủ quan kiêu ngạo có thể khiến ta phải trả giá đắt, thậm chí cả tính mạng của mình.

 

0,5

0,5

 

 

 

Câu 7

(2,0 điểm)

a * Mức tối đa: HS thêm đúng và đủ hai phụ ngữ trước và sau của CDT:

Ví dụ:  những bông hoa này

1,0
* Mức chưa tối đa : HS chỉ thêm 1 phụ ngữ vào danh từ

Ví dụ: – những bông hoa

– bông hoa này

0,5
b HS đặt câu với CDT vừa lập và đúng hình thức câu.

Ví dụ: Những bông hoa này rất đẹp.

1,0
Câu 8 (1,0 điểm) Tham quan 1,0
Câu 9

(4,0 điểm)

* Mức tối đa: HS đạt những yêu cầu:

– Về kĩ năng :

+ Xác định đúng chủ đề : Kể một tiết học trên lớp

+ Đảm bảo thể thức một đoạn văn, không mắc lỗi về câu, dùng từ, chính tả, diễn đạt rõ ràng, sinh động. Kể theo thứ  tự nhất định, ở ngôi 1 hoặc ngôi 3.

– Về kiến thức: HS cơ bản kể được :

+ Giới thiệu giờ học ( giờ Văn, Toán..)

+ Bắt đầu giờ học: cô giáo bước vào, học trò đứng chào..

+ Diễn biến giờ học: Cô giảng bài…, trò học bài…không khí trong lớp học..

+ Kết thúc giờ học: Tiếng trống báo hiệu kết thúc giờ học, hoạt động của cô, biểu hiện của trò…

4,0

 

 

* Mức chưa tối đa : Các yêu cầu trên chỉ đạt  ½ 2,0
*Các mức điểm còn lại: GK tự cân nhắc dựa trên bài làm của HS

Advertisements (Quảng cáo)