Trang Chủ Lớp 6 Đề kiểm tra 1 tiết lớp 6

Đề kiểm tra 1 tiết môn Văn lớp 6 học kì 1 trường THCS Chu Văn An

Đề kiểm tra 1 tiết môn Văn lớp 6 học kì 1 trường THCS Chu Văn An. Đề thi gồm 2 phần: Trắc nghiệm và tự luận. 

Nội dung đề kiểm tra: Kiến thức về truyền thuyết,truyện cổ tích, các loại văn học dân gian, 1 số truyện truyền thuyết như: truyện Thánh Gióng, truyện Thạch Sanh Môn Văn lớp 6.

UBND THỊ XÃ CHÍ LINH

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ KIỂM TRA LỚP 6

Môn: Ngữ văn

(Thời gian làm bài: 45 phút)

Phần I. Trắc nghiệm : (2điểm)

     Câu 1: Đặc điểm quan trọng nhất của truyền thuyết là gì ?

A. Là truyện dân gian                  
B.Có yếu tố kì ảo

C.Có cốt lõi là sự thật lịch sử      
D.Thể hiện thái độ của nhân dân

     Câu 2. Nhận xét sau đây đúng với thể loại Văn học dân gian nào?

“Truyện kể về những nhân vật bất hạnh với ước mơ hạnh phúc, công bằng”

A. Thần thoại.      
B.Cổ tích.       
C.Truyền thuyết.    
D.Truyện cư­ời.

Câu 3 . Chi tiết nào dưới đây trong truyện Thánh Gióng không liên quan đến hiện thực lịch sử ?

A. Đời Hùng Vương thứ sáu ở làng Gióng

B.Bấy giờ có giặc Ân đến xâm lược.

C.Chú bé lớn nhanh như thổi .

D.Hiện nay vẫn còn đền thờ …

Câu 4 : Truyện cổ tích thường kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử. Đúng hay sai ?

A. Đúng                                   B.Sai

Câu 5. Nối tên văn bản ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp:

Cột A Cột B
1. Bánh chưng, bánh giầy a. Đề cao sự thông minh, trí khôn dân gian.
2. Sơn Tinh, Thủy Tinh b. Giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt.
3. Em bé thông minh c. Giải thích tên gọi Hồ Gươm
4. Thạch Sanh d. Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng của chính nghĩa.
e. Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp trong buổi đầu dựng nước.


Phần II. Tự luận : (8 điểm)

     Câu 1 (3 điểm): Tại sao tác giả dân gian để cho tráng sĩ làng Gióng bay về trời sau khi chiến thắng?

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 2 (5 điểm): Viết một đoạn văn nói về ý nghĩa của chi tiết “ Tiếng đàn và niêu  cơm thần” trong truyện Thạch Sanh.   

——————Hết——————

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN VĂN LỚP 6 VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM.

Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm – mỗi phương án đúng: 0,25 điểm)

Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5
Mức tối đa Đápán C

 

Đáp án B

 

Đáp án C

 

Đáp án B

 

Đáp án 1- e ; 2- b ; 3- a ; 4- d

 

Mức không đạt  Đáp án khác hoặc không có đáp án

 

Phần II: Tự luận ( 8 điểm):

1: (3 điểm)

a) Mức tối đa:

* Về phương diện nội dung: (2,0 điểm)

Bài làm có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau:

Tác giả dân gian để cho tráng sĩ làng Gióng bay về trời sau khi chiến thắng :

+ Là một hình thức thần thánh hóa nhân vật, tô đậm vẻ đẹp kì vĩ của nhân vật… (1đ)

+ Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân về người anh hùng cứu nước (ra đời phi thường, ra đi cũng phi thường: nhẹ nhàng, thanh thản, ung dung bay về miền bất tử, để lại sau lưng dấu tích chiến công, không màng danh lợi…) (1đ)

Advertisements (Quảng cáo)

* Về các tiêu chí khác: (1,0 điểm):

– Hình thức: Bài làm không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp, trình bày khoa học.

– Sáng tạo: Học sinh có cách thể hiện riêng, độc đáo trong sự tìm tòi nội dung và hình thức diễn đạt.

– Lập luận: Mạch lạc, sắc sảo, trong sáng.

b. Mức chưa tối đa:

– Chỉ đảm bảo được một vài tiêu chí trong các yêu cầu về nội dung và hình thức trên.

c. Mức không đạt:

– Không làm bài hoặc làm lạc đề.

     Câu 2: (5 điểm)

              Ý nghĩa của chi tiết “Niêu cơm thần” và “Tiếng đàn thần” trong truyện “Thạch Sanh”:

a. Mức tối đa:

  * Về phương diện nội dung: (4 điểm)

Đoạn văn có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau:

– Tiếng đàn:

+ Thể hiện khát vọng công lí, chính nghĩa.

+ Thể hiện tiếng nói hoà bình, lòng nhân ái, tình yêu.

+ Sức mạnh của tài năng, của cái thiện, của nghệ thuật.

– Niêu cơm:

+ Thể hiện tiếng nói hoà bình, lòng nhân đạo.

+ Sức mạnh của tài năng, của cái thiện.

+ Khát vọng ấm no, hạnh phúc.

   * Về các tiêu chí khác: (1 điểm):

– Hình thức: Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp.

– Sáng tạo: Học sinh có cách thể hiện riêng, độc đáo trong sự tìm tòi nội dung và hình thức diễn đạt (từ ngữ giàu hình ảnh, có tính biểu cảm cao, sinh động..)

– Lập luận: Mạch lạc, sắc sảo, văn viết trong sáng.

b. Mức chưa tối đa:

– Chỉ đảm bảo được một vài tiêu chí trong các yêu cầu về nội dung và hình thức trên.

c. Mức không đạt:

– Không làm bài hoặc làm lạc đề.

     *Lưu ý: Tùy theo mức độ bài cho điểm cụ thể.

Advertisements (Quảng cáo)