Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 các môn Toán, Văn, Anh, Lý,Hóa, Sinh, Sử, Địa và GDCD mới nhất năm 2016.
Đề tổng hợp tất cả kiến thức cơ bản và dạng bài đã học trong HK1 sẽ giúp các em ôn luyện thật tốt cho kì thi sắp tới.
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 1
CÁC MÔN – LỚP 10
1. Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán – lớp 10 (90 phút)
I. NỘI DUNG
A. ĐẠI SỐ: Đến hết phần dấu của nhị thức bậc nhất
B.HÌNH HỌC: Đến bài hệ thức lượng trong tam giác (chưa có phần chứng minh)
II. CẤU TRÚC ĐỀ
A. Đại Số
Bài 1. Hàm số: đồ thị hàm số bậc 2
a. Khảo sát và vẽ (1 đ)
b. Xác định số nghiệm của phương trình bằng đồ thị hàm số(1 đ)
Bài 2. Định m để phương trình có nghiệm thỏa hệ thức Vi-ét / số nghiệm thỏa yêu cầu đề bài (cho dạng biểu thức đối xứng) (2 đ)
Bài 3. Hệ phương trình: hệ đối xứng loại 1, loại 2, không cho hệ đẳng cấp (1 đ)
Bài 4. Bất đẳng thức (câu khó): cho chứng minh BĐT dựa và phép biến đổi tương đương hoặc Cauchy, không cho tìm GTLN, GTNN (1đ)
B.Hình học
Bài 1. Tích vô hướng tọa độ
a. Câu dễ: tính toán trực tiếp theo công thức (1 đ)
b. Câu mức độ vận dụng cao hơn: tính các yếu tố như trực tâm, tâm đường tròn ngoại tiếp, chân đường cao,… (1 đ)
Bài 2. Tính toán theo hệ thức lượng trong tam giác thường (2đ)
2. Đề cương ôn thi học kì 1 môn Văn lớp 10 (90 phút)
– Nội dung ôn tập: toàn bộ chương trình học kỳ I
I. PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3 điểm):
– Cho một văn bản trong hoặc ngoài SGK, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi theo các mức độ khác nhau: biết, hiểu, vận dụng (mức độ thấp và cao) tích hợp kiến thức văn bản và tiếng Việt.
– Đặt câu hỏi trong những nội dung sau:
+ Xác định nội dung văn bản, ý nghĩa của văn bản
+ Xác định một số biện pháp nghệ thuật, nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
+ Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản
+ Hiểu được ý nghĩa của những chi tiết quan trọng trong văn bản.
II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Viết đoạn văn nghị luận xã hội ngắn ( khoảng 200 từ) , không giới hạn đề tài, có thể lấy chủ đề từ văn bản đọc-hiểu ở phần I.
III. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
1.Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão
2. Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi
3. Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm
Hình thức cảm nhận văn bản, chứng minh nhận định…
3. Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 10 môn Anh (60 phút)
I. Listening: Unit 4, Unit 5, Unit 6 (Listening part)
II. Vocabulary: Unit 3, Unit 4, Unit 5, Unit 6, Unit 7
III. Grammar:
Unit 3:
The past perfect,
The past perfect vs the past simple
Unit 4:
The + adj, used to + infinitive
Which as a connector
Unit 5:
The present perfect,
The present perfect passive
Relative pronouns: Who, Which, That
Unit 6:
The present progressive (with a future meaning) and be going to
Unit 7:
The present perfect
Because of, because and in spite of (despite), although
4. Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 10 môn Lý (45 phút)
A. Kiến thức: Chương II
B.Hình thức: tự luận
C.Cấu trúc đề:
I. Lý thuyết: 5đ
- Học sinh học theo đề cương Vật lý 10, trong đó có 1đ là lý thuyết vận dụng (lưu ý không phải là dạng thế số vào công thức)
II. Bài tập: 5đ, gồm các loại bài tập sau
- Tổng hợp và phân tích lực: không giới hạn các trường hợp về góc.
- Định luật II kết hợp các công thức động học (có thể giải bằng phương pháp tổng hợp lực hoặc phương pháp chiếu)
- Lực hấp dẫn: các dạng bài tập tương tự đề cương
- Lực đàn hồi: các dạng bài tập tương tự đề cương
- Lực hướng tâm: các dạng bài tập tương tự đề cương trừ loại bài tập ma sát nghỉ đóng vai trò là lực hướng tâm (lưu ý có kết hợp với các công thức của chuyển động tròn đều), có thể cho bài toán con lắc.
- Lực ma sát cho các bài tính đơn giản, không phải là dạng bài động lực học.
- Chuyển động ném ngang: các dạng bài tập tương tự đề cương, có thể cho bài toán liên quan đến góc.
– Lưu ý:
– Không cho bài toán động lực học, định luật III Newton.
Trong 5đ lý thuyết có 1đ là bài tập khó cho HS khá giỏi, có thể cho bất kì kiến thức nào trong các loại bài tập đã thống nhất ở trên.
5. Đề cương ôn tập thi học kì 1 môn Hóa lớp 10 (45 phút)
Nội dung kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Cộng | |||
Biết |
Hiểu |
Vận dụng cơ bản |
Vận dụng cao |
||
Từ chương 1 “ Nguyên tử” đến hết chương 4 “Phản ứng oxi hóa – khử”
|
– Viết cấu hình e, xác định vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn (HS thuộc 20 nguyên tố đầu)
– Xác định số hạt (e,p,n) trong nguyên tử, ion. – Xác định điện hóa trị, cộng hóa trị, số oxi hóa.
|
– Sắp xếp tính chất nguyên tố (kim loại, phi kim, bán kính nguyên tử, độ âm điện); tính chất oxit và hiđroxit (bazơ, axit).
– Giải thích sự hình thành liên kết ion; viết CTCT. – Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử (đủ dạng). |
– Tổng hạt trong nguyên tử.
– Đồng vị (tìm % hoặc tìm số khối các đồng vị). – Bài tập CT oxit cao nhất, hợp chất khí với hidro. – KL tác dụng với axit/nước tìm KL. – Tìm nguyên tố thuộc 2 chu kì nhỏ liên tiếp cùng 1 nhóm / liên tiếp nhau cùng một chu kì.
|
– Tổng hạt trong ion.
– Hỗn hợp kim loại IA/IIA tác dụng với axit/nước. – Câu khó.
|
|
Số điểm | 3 → 4 đ | 2 → 3 đ | 1,5 → 2 đ | 0,5 → 1 đ | 10đ |
6. Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 10 môn Sinh học
LÝ THUYẾT: câu hỏi ngắn nằm trong nội dung: bài 5 (Prôtêin), bài 6 (Axit Nuclêic), bài 7 (Tế bào nhân sơ), bài 8 – 9 – 10 (Tế bào nhân thực), bài 11 (Vận chuyển các chất qua màng sinh chất).
hỏi gợi ý:
1. Đơn phân cấu tạo nên protêin là gì?
2. Các đơn phân của protêin liên kết với nhau bằng liên kết nào?
Advertisements (Quảng cáo)
3. Nêu đặc điểm cấu tạo của cấu trúc bậc một phân tử protêin.
4. Tại sao chỉ có 20 loại axit amin nhưng lại tạo ra nhiều loại protêin khác nhau?
5. Tại sao chúng ta cần ăn protêin từ các nguồn thức ăn khác nhau?
6. Tại sao gọi axit nuclêic là axit nhân?
7. Nêu đơn phân cấu tạo nên axit nuclêic.
8. Nêu thành phần cấu tạo của một nuclêôtit.
9. Cho biết đường pentôzơ cấu tạo nên đơn phân của ADN là đường nào?
10. Cho biết đường pentôzơ cấu tạo nên đơn phân của ARN là đường nào?
11. Nêu các loại bazơ nitơ cấu tạo nên đơn phân của ADN.
12. Nêu các loại bazơ nitơ cấu tạo nên đơn phân của ARN.
13. Các nuclêôtit trong chuỗi pôlinuclêôtit liên kết lại với nhau bằng liên kết nào?
14. Hai chuỗi pôlinuclêôtit trong phân tử ADN liên kết lại với nhau bằng liên kết nào?
15. Ở các tế bào nhân sơ, phân tử ADN có cấu trúc dạng nào?
16. Ở các tế bào nhân thực, phân tử ADN có cấu trúc dạng nào?
17. Nêu chức năng của ADN.
18. Tại sao chỉ có 4 loại nuclêôtit nhưng tạo nên tính đa dạng và đặc thù của sinh giới?
19. Nêu chức năng của mARN.
20. Nêu chức năng của tARN.
21. Nêu chức năng của rARN.
22. Ở vi khuẩn tỉ lệ thể tích/diện tích (S/V) lớn, điều này có ý nghĩa gì đối với sự sinh trưởng của vi khuẩn?
23. Vì sao gọi là tế bào nhân sơ (tế bào có nhân chưa hoàn chỉnh)?
24. Vì sao các tế bào bạch cầu không có khả năng phát hiện và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh ở người?
25. Dựa vào cấu trúc nào của vi khuẩn để chia vi khuẩn thành 2 loại là vi khuẩn Gram âm và vi khuẩn Gram dương? Cho biết thành phần hóa học chính cấu tạo nên cấu trúc đó của vi khuẩn.
26. Bằng phương pháp nhuộm Gram, vi khuẩn Gram âm có có màu……………….., vi khuẩn Gram dương có màu……………………
27. Vì sao kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn?
28. Giải thích hiện tượng kháng thuốc của cơ thể người?
29. Thành phần nào bắt buộc phải có của mọi tế bào?
30. Ở một số loài vi khuẩn, một cấu trúc ADN dạng vòng khác với ADN ở vùng nhân của tế bào đó là gì?
31. Vì sao gọi là tế bào nhân thực?
32. Ở tế bào nhân thực hầu hết các bào quan đều có hệ thống nội màng, tuy nhiên có một bào quan ở tế bào nhân thực chưa có hệ thống màng bao bọc đó là bào quan nào? Nêu chức năng của bào quan đó.
33. Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng của lưới nội chất hạt (nhám).
34. Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng của lưới nội chất không hạt (trơn).
35. Tế bào nào trong cơ thể người có hệ thống lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất?
36. Tế bào nào trong cơ thể người có hệ thống lưới nội chất trơn phát triển mạnh nhất?
37. Bào quan nào được ví như một phân xưởng lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào?
38. Các túi tiết của bộ máy gôngi phân phối chủ yếu sản phẩm gì?
39. Bào quan nào được ví như một “nhà máy điện” của tế bào? Vì sao?
40. Tế bào nào trong cơ thể người có nhiều ti thể nhất?
41. Lục lạp có chức năng gì?
42. Bào quan nào được ví như một phân xưởng tái chế “rác thải” của tế bào? Vì sao?
43. Vì sao nói màng tế bào là mô hình “khảm động”?
44. Thành phần hóa học chính cấu tạo nên “dấu chuẩn” của màng tế bào là gì?
45. Thế nào là “vận chuyển thụ động”?
46. Thế nào là “vận chuyển chủ động”?
47. Thế nào là “khuếch tán”?
48. Thế nào là “thẩm thấu”?
Advertisements (Quảng cáo)
49. Chất tan di chuyển như thế nào trong môi trường “ưu trương”?
50. Chất tan di chuyển như thế nào trong môi trường “nhược trương”?
51. Tại sao muốn giữ rau tươi, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau?
52. Thế nào là “nhập bào”?
53. Thế nào là “xuất bào”?
Câu 54: Vì sao liên kết giữa các bazơ nitơ trên hai mạch của ADN là liên kết hiđrô, một loại liên kết yếu nhưng phân tử ADN là cấu trúc khá bền vững và có tính linh hoạt cao?
BÀI TẬP:
Xác định trình tự nuclêôtit trên ADN.
Tính tổng số nuclêôtit, số nuclêôtit từng loại, số liên kết hidrô, chiều dài, khối lượng của phân tử ADN.
7. Đề cương ôn tập HK1 môn Sử lớp 10 (45 phút)
Văn hóa phương Đông
* Lịch pháp và thiên văn:
– Là cái nôi của nhân loại, nơi mà lần đầu tiên con người sáng tạo ra chữ viết, văn học, nghệ thuật và nhiều tri thức khác.
-Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, người phương Đông đã có những hiểu biết về sự di chuyển của Mặt Trời và Mặt Trăng.
– Từ đó, sáng tạo ra lịch, là cơ sở để tính chu kì thời gian và mùa.
* Chữ viết:
-Hình thành sớm nhất ở phương Đông vào khoảng TK IV TCN.
-Ban đầu chỉ là hình vẽ – chữ tượng hình, sau được cách điệu gọi là chữ tượng ý.
-Nguyên liệu ghi chép: vỏ cây Papyrut (Ai Cập), đất sét (Lưỡng Hà), xương thú (Trung Quốc),…
* Toán học:
-Do nhu cầu tính toán ruộng đất và xây dựng, toán học xuất hiện sớm.
-Họ biết viết số từ 1 đến 1 triệu bằng kí hiệu đơn giản, tính được số Pi = 3,14.
-Người Ai Cập giỏi hình học, người Lưỡng Hà giỏi số học, đặc biệt người Ấn Độ phát minh ra số 0.
* Kiến trúc:
-Thể hiện uy quyền của nhà vua.
-Là những kì tích về sức lao động, sáng tạo của con người.
-Ở Ấn Độ có nhiều đền tháp, Lưỡng Hà có thành Babylon, Ai Cập có Kim tự tháp,…
Văn hóa phương Tây
* Lịch:
-Người Hi Lạp đã có nhiều hiểu biết chính xác hơn về Trái Đất và Mặt Trời.
-Người Roma có phép tính lịch rất gần với hiểu biết ngày nay.
* Chữ viết:
– Người Hi Lạp và Roma sáng tạo ra hệ thống chữ A, B, C (Latin) ban đầu gồm 20 chữ sau là 26 chữ.
-Người Roma còn sáng tạo ra hệ chữ số gọi là số La mã.
* Sự ra đời của khoa học:
-Toán học: để lại những định lí, định đề có tính khái quát cao với tên tuổi Talet, Pytago,… đến nay vẫn là kiến thức cơ sở của toán học.
-Vật lí: nổi tiếng là Acsimet,…
-Sử học: nổi tiếng như Herodot, Tuxidi,… đã biết trình bày có hệ thống lịch sử 1 nước hay 1 cuộc chiến tranh.
* Văn học:
-Thơ ca: sử thi Iliát và Ôđixê của Home.
-Kịch: tiêu biểu là Sôphôc, Êsin,…
-Người Roma tự nhận là học trò của văn học – nghệ thuật Hi Lạp, nhưng cũng xuất hiện nhà thơ lớn như Viếcgin.
* Nghệ thuật:
-Điêu khắc: có các tác phẩm nổi tiếng như lực sĩ ném đĩa, thần Vệ nữ Milo,… trở thành một kiểu mẫu nghệ thuật, một vật chiêm ngưỡng của đời sau.
Kiến trúc: xây dựng chủ yếu đền đài có giá trị nghệ thuật cao, tiêu biểu là Đền Pactênông (Hi Lạp) được coi là kiệt tác muôn đời, Đấu trường La mã (Roma),…
Văn hóa Ấn Độ
* Tôn giáo:
-Đạo Phật: được truyền bá khắp Ấn Độ dưới thời Asôca, tiếp tục đến thế kỉ VII.
-Đạo Hindu (Ấn Độ giáo): ra đời và phát triển vào thế kỉ đầu công nguyên, thờ ba thần chính là thần Sáng tạo (Brama), thần Bảo hộ (Visnu), thần Hủy diệt (Siva).
* Chữ viết: ra đời rất sớm, ban đầu là chữ đơn sơ Brahmi sau sáng tạo thành chữ Phạn (Sanskrit) dùng để viết văn và truyền bá văn hóa Ấn.
* Văn học:
-Mang tinh thần và triết lí Hindu giáo rất phát triển.
-Các bộ kinh Vêđa, kinh Phật cũng rất phong phú.
-Đặc biệt là 2 bộ sử thi Mahabharata, Ramayana là 2 viên ngọc quý của nền văn học Ấn.
* Nghệ thuật: chịu ảnh hưởng của tôn giáo
-Các công trình đền chùa (thờ Phật), tượng bằng đá (thờ Thần) rất đẹp.
-Tạc tượng bằng đá, đồng cũng có phong cách độc đáo.
Đông Nam Á
* Điều kiện tự nhiên:
-Khu vực rộng lớn, có địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi, rừng, biển, nên không có đồng bằng rộng lớn.
-Chịu ảnh hưởng của gió mùa (còn được gọi là khu vực gió mùa). Gió mùa kèm theo mưa rất thích hợp cho nông nghiệp trồng lúa nước. Đây là điều kiện tạo nên điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa của khu vực.
* Các giai đoạn hình thành và phát triển
- TK I – X: hàng loạt các quốc gia nhỏ hình thành và phát triển như Chămpa, Phù Nam,…
- TK VII – X: hình thành một số quốc gia phong kiến dân tộc như vương quốc của người Môn, người Miến,…
- TK X – XVIII: Là thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. Những quốc gia phong kiến dân tộc thống nhất và phát triển như Ăng-co (Campuchia), Mô-giô-pa-hít (Indonesia), Pa-gan (Myanmar), nhất là sau khi chiến thắng quân xâm lược Mông Cổ như Su-khô-thay (Thái Lan), Lan Xang (Lào),…
- Từ nửa sau TK XVIII, các nước Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái và cuối cùng bị các nước tư bản phương Tây xâm lược (trừ Thái Lan).
Gợi ý một số câu hỏi:
-Trình bày những thành tựu văn hóa phương Đông/ phương Tây/ Ấn Độ?
-Những thành tựu văn hóa phương Đông/ phương Tây/ Ấn Độ có ý nghĩa gì?
-Ảnh hưởng văn hóa phương Đông/ phương Tây/ Ấn Độ đối với nhân loại/ liên hệ Việt Nam?
-Các giai đoạn chính của lịch sử trung đại Đông Nam Á?
-Đặc điểm chung của các quốc gia Đông Nam Á về lịch sử, văn hóa? Tại sao có điểm tương đồng đó?
Lưu ý: Xem kĩ các hình ảnh trong SGK có liên quan đến nội dung ôn tập (tên gọi, ý nghĩa,…)
8. Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 lớp 10 môn Địa (45 phút)
I. LÝ THUYẾT: gồm các nội dung sau:
1:
-Ý nghĩa vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời: vị trí thứ 3 của Trái Đất cùng với vận động tự quay giúp Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng thích hợp để sự sống phát sinh, tồn tại và phát triển.
-Các hệ quả của chuyển động:
-Sự luân phiên ngày và đêm.
-Tự quay quanh trục của trái đất:
-Giờ trên trái đất khác nhau ở mỗi nơi.
-Các vật thể chuyển động bị lệch hướng do lực coriolit.
2:
-Xác định các ngày thiên văn: 21/3 (xuân phân); 22/6 (hạ chí); 23/9 (thu phân); 22/12 (đông chí)
-Thời điểm mùa theo dương lịch:
-Mùa xuân: từ 21/3 – 22/6
-Mùa hạ: từ 22/6 – 23/9
-Mùa thu: từ 23/9 – 22/12
-Mùa đông: từ 22/12 – 21/3
-Xác định độ dài ngày và đêm theo vĩ độ:
-Ở Xích đạo: độ dài ngày đêm bằng nhau
-Càng xa Xích đạo, độ dài ngày đêm càng chênh lệch
-Từ 2 vòng cực về 2 cực: có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24 giờ
-Tại 2 cực: có hiện tượng 6 tháng ngày hoặc 6 tháng đêm.
3:Các quá trình của ngoại lực:
-Quá trình phong hóa gồm 3 dạng: lý học, hóa học, sinh học (Liên hệ VN: dẫn chứng dạng ĐH được hình thành)
-Quá trình bóc mòn gồm 3 dạng: thổi mòn, mài mòn, xâm thực.
-Quá trình vận chuyển & Quá trình bồi tụ (Liên hệ VN: dẫn chứng dạng địa hình được hình thành).
4:Nguyên nhân thay đổi khí áp:
-Khí áp thay đổi theo độ cao: càng lên cao, không khí càng loãng ð sức nén không khí càng nhỏ ð khí áp giảm.
-Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: Nhiệt độ tăng ð không khí nở ra ð tỷ trọng không khí giảm ð khí áp giảm.
-Nhiệt độ giảm ð không khí co lại ð tỷ trọng không khí tăng ð khí áp tăng
-Khí áp thay đổi theo độ ẩm: không khí chứa nhiều hơi nước ð khí áp giảm
5:
-Đặc điểm của đô thị hóa:
-Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh.
-Dân cư tập trung vào các tp lớn và cực lớn ð số lượng các siêu đô thị ngày càng nhiều.
-Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
-Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế – xã hội và môi trường:
Tích cực: – Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế
– Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động
– Thay đổi sự phân bố dân cư và lao động; các quá trình sinh tử và hôn nhân.
Tiêu cực: – Do đô thị hóa không xuất phát từ công nghiệp hóa.
– Nông thôn: do dân cư chuyển lên thành phố ð thiếu lao động.
– Thành thị: thiếu việc làm, điều kiện sống suy giảm, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội tăng….
6:
- Cơ cấu ngành kinh tế: gồm 3 nhóm ngành (Nông – lâm – ngư nghiệp; Công nghiệp – xây dựng; Dịch vụ)
- Cơ cấu thành phần kinh tế: gồm 2 thành phần (Khu vực KT trong nước; Khu vực KT có vốn đầu tư nước ngoài)
- Cơ cấu lãnh thổ kinh tế: gồm 3 khu vực (Toàn cầu và khu vực; Quốc gia; Vùng)
7:
- Vai trò ngành nông nghiệp: là ngành sản xuất quan trọng và không thể thay thế được.
- Cung cấp lương thực thực phẩm cho con người.
- Đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành CN sản xuất hàng tiêu dùng và CN chế biến lương thực thực phẩm.
- Tạo nguồn hàng xuất khẩu và tăng nguồn thu ngoại tệ.
- Đặc điểm ngành nông nghiệp:
- Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi.
- Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ.
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
- Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa.
8:
- Vai tròngành trồng rừng
- Quan trọng đối với môi trường và cuộc sống con người.
- Điều hòa lượng nước và là lá phổi xanh của Trái Đất.
- Góp phần vào việc hình thành và bảo vệ đất, chống xói mòn.
- Là nguồn gen quý giá; Cung cấp lâm sản và đặc sản phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống.
- Vai trò ngành chăn nuôi:
- Cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao (thịt, trứng, sữa).
- Cung cấp nguyên liệu cho CN sx hàng tiêu dùng; CN thực phẩm, dược phẩm & xuất khẩu.
- Cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt.
- Kết hợp với trồng trọt tạo ra nền nông nghiệp bền vững.
- Đặc điểm ngành chăn nuôi:
- Sự phát triển và phân bố phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở nguồn thức ăn.
- Ngoài đồng cỏ tự nhiên, thức ăn của ngành chăn nuôi do ngành trồng trọt cung cấp.
- Trong nền nông nghiệp hiện đại, ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức và hướng chuyên môn hóa.
9:
- Vai trò của ngành trồng trọt:
- Là nền tảng của sản xuất nông nghiệp
- Cung cấp tinh bột và chất dinh dưỡng cho con người & gia súc.
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành CN chế biến lương thực thực phẩm.
- Là hàng hóa xuất khẩu có giá trị
- Các loại cây lương thực chính: lúa gạo, lúa mì, ngô.
Liên hệ Việt Nam: Vùng nào là vùng sản xuất lúa lớn nhất và lớn thứ 2 của nước ta