Trang Chủ Lớp 10 Bài tập SGK lớp 10

Hô hấp tế bào: Bài 1,2,3 trang 66 môn Sinh học 10

Bài 16 chương 3 – Giải bài 1,2,3 trang 66 SGK Sinh 10 

Bài 1: Hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào sống. Trong quá trình đó các phân tử chất hữu cơ bị phân giải đến COvà H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng chuyển thành dạng năng lượng dễ sử dụng chứa trong phân tử ATP. Ở tế bào nhân thực, quá trình này diễn ra trong ti thể.

Quá trình hít thở của con người là quá trình hô hấp ngoài. Quá trình này giúp trao đổi O2 và CO2 cho quá trình hô hấp tế bào.


Bài 2: Hô .hấp tế.bào có thể được chia thành mấy giai đoạn chính? Là những giai đoạn nào? Mỗi giai đoạn của quá trình hô hấp tế.bào diễn ra ở đâu?

Quá trình hô.hấp tế.bào từ một phân tử glucôzơ được chia thành ba đoạn chính: đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền electron hô hấp.

Đường phân diễn ra trong tế bào chất. Chu trình Crep diễn ra trong chất nền của ti thể. Chuỗi chuyền electron hô hấp diễn ra ở màng trong của ti thể.


Bài 3: Quá trình hôhấp tếbào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh hay yếu? Vì sao?

Quá trình hô-hấp tế-bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh mẽ, vì khi tập luyện các tế bào cơ bắp cần nhiều năng lượng ATP, do đó quá trình hô hấp tế bào phải được tăng cường.

Chúng ta có thể thấy biểu hiện của việc tăng quá trình hô-hấp tế-bào thông qua việc tăng hô hấp ngoài do tăng cường hấp thụ ôxi và thải CO2 (ta có thể thấy những người tập luyện phải thở mạnh hơn). Trong trường hợp tập luyện quá sức, nhiều khi quá trình hô hâp ngoài không cung cấp đủ ôxi cho quá trình hô-hấp tế-bào, các tế bào cơ phải sử dụng quá trình lên men để tạo ra ATP. Khi đó có sự tích lũy axit lactic trong tế bào dẫn đến hiện tượng đau mỏi cơ ta không thể tiếp tục tập luyện được nữa, cần phải nghỉ ngơi, xoa bóp thải axit lactic ra ngoài cơ thể mới luyện tập tiếp được.

Advertisements (Quảng cáo)