Trang Chủ Lớp 8 Đề thi học kì 1 lớp 8

Kiểm tra Sử lớp 8 hết học kì 1: Kiểu khí hậu lục địa khô hạn ở châu Á có đặc điểm chung là gì?

Kiểu khí hậu lục địa khô hạn ở châu Á có đặc điểm chung là gì?; Các quốc gia nằm trong khu vực khí hậu gió mùa châu Á là gì? … trong Kiểm tra Sử lớp 8 hết học kì 1. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây

I. TRẮC NGHIỆM (3,0đ)

Chọn câu trả lời đúng nhất.

1.. Kiểu khí hậu lục địa khô hạn ở châu Á có đặc điểm chung là:

A. Mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm.

B. Mùa đông lạnh có mưa, mùa hạ khô nóng,

C. Quanh năm nóng ẩm.

D. Mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng khô.

2.. Các quốc gia nằm trong khu vực khí hậu gió mùa châu Á là:

A. Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

B. Hàn Quốc, Nhật Bản, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a.

C. Thái Lan, Mi-an-ma, Việt Nam, Lào.

D. Thái Lan, Mi-an-ma, Trung Quốc, Cam-pu-chia.

3.. Biểu đồ khí hâu của Y-an-gun có mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa cả năm đạt 2.750mm, nhiệt độ trung bình năm trên 25°C được xếp vào kiểu khí hậu:

A. Cận nhiệt gió mùa.

B. Xích đạo gió mùa.

C. Ôn đới gió mùa.

D. Nhiệt đới gió mùa.

4.. Châu Á có hoang mạc và bán hoang mạc phát triển mạnh ở:

A. Tây Nam Á và vùng nội địa.

B. Tây Nam Á và Nam Á.

C. Vùng nội địa và Đông Nam Á.

D. Bắc Á và Đông Á.

5.. Các sông lớn ở Bắc Á và Đông Á đ ra các đại dương:

A. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.

B. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương,

C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

D. Ẩn Độ Dương và Đại Tây Dương.

Advertisements (Quảng cáo)

6.. Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa nên sông ngòi ở Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á có:

A. Lượng nước lớn nhất vào mùa xuân, cạn nhất vào mùa thu.

B. Lượng nước lớn nhât vào mùa hạ, cạn nhất vào mùa đông.

C. Lượng nước lớn nhât vào cuối hạ đầu thu, cạn nhất vào cuốiđông đầu xuân.

D. Lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu, cạn nhất vào cuối xuân đầu hạ.

7.. Các cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa là:

A. Rừng nhiệt đới ẩm, xavan và cây bụi.

B. Thảo nguyên, rừng hỗn hợp.

C. Hoang mạc, rừng lá kim.

D. Thảo nguyên, hoang mạc.

8. Sông dài nhất châu Á (6.300km) là:

A. Sông Trường Giang.

B. Sông Mê Kông.

C. Sông Ô-bi.

D. Sông Hằng.

9.. Nói địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích gây khó khăn cho dân cư châu Á vì:

A. Địa hình núi cao gây khó khăn cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp.

Advertisements (Quảng cáo)

B. Địa hình núi cao gây khó khăn cho việc đi lại, giao lưu giữa các vùng.

C. Địa hình núi cao là nơi thường xảy ra các thiên tai như động đất, núi lửa.

D. Địa hình núi cao thường là nơi có khí hậu lạnh giá, khắc nghiệt

1.0. Về mùa đông ở châu Á có trung tâm áp cao:

A. Aixơlen.              B. A-lê-út.

C. A-xo.                  D. Xi-bia.

Câu 11: Hướng gió mùa mùa đông ở Đông Nam Á và Nam Á là:

A. Nam Á hướng Tây Bắc – Đông Nam và Nam Á hướng Đông Bắc – Tây Nam.

B. Đông Nam Á hướng Đông Bắc – Tây Nam và Nam Á hướng Tây Bắc – Đông Nam.

C. Đông Nam Á và Nam Á có cùng hướng Đông Bắc – Tây Nam.

D. Đông Nam Á và Nam Á có cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam.

1.2. Về mùa hạ ở châu Á có trung tâm áp thấp:

A. Ai-xơ-len.

B. Ô-xtrây-li-a.

C. Ha-oai.

D. I-ran.

II. T LUẬN (7,0đ)

1. (3,0đ). Lược đồ tự nhiên khu vực Đông Á

Dựa vào kiến thức đã học và lược đồ sau: (chưa có lược đồ)

Trình bày đặc điểm địa hình khu vực Đông Á.

Hãy phân biệt sự khác nhau về khí hậu giữa các phần của khu vực Đông Á. Điều kiện khí hậu đó ảnh hưởng đến cảnh quan như thế nào?

2. (4,0đ). Trình bày các đặc điểm của sông ngòi và các đới cảnh quan tự nhiên ở châu Á.


I.TRẮC NGHIỆM (3,0đ)

1 – D

2 – C

3 – D

4 – A

5 – A

6 – C

7 – A

8 – A

9 – B

10 – D

11 – C

12 – D

II.T LUẬN (7,0đ)

1. Đặc điểm địa hình:

Tây đất liền: Núi và sơn nguyên cao (Ki-ma-lay-a, Thiên Sơn, Sơn Nguyên Tây Tạng…), bồn địa rộng lớn (Ta-rim,…).

Đông đất liền: Núi thấp xen các các đồng bằng rộng.

Hải đảo: Chủ yếu là núi (núi lửa).

Khí hậu và cảnh quan:

Tây đất liền: Quanh năm khô hạn, cảnh quan: Thảo nguyên khô, hoang mạc, bán hoang mạc.

Đông đất  liền và hải đảo: Khí hậu gió mùa có lượng mưa lớn, cảnh quan: Chủ yếu là rừng (rừng cận nhiệt đới ẩm, rừng lá rộng…)

2. Đặc điểm sông ngòi:

Mật độ sông ngòi dày đặc.

Phân bố không đểu (Nơi nhiều sông lớn, nơi rất ít)

Chếđộ nước rất phức tạp.

Luợng nước trong khu vực này càng về hạ lưu càng giảm.

Các sông có giá trị chủ yếu về thuỷ điện, các khu vực khác có vai trò cung câp nước cho sản xuất, đời sống, khai thác thuỷ điện, giao thông, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

Các đới cảnh quan tự nhiên:

Cảnh quan phân hoá đa dạng: 3 miền

Cảnh quan thuộc miền khí hậu lạnh: Rừng lá kim.

Cảnh quan thuộc miền khí hậu ẩm.

Cảnh quan tuộc miền khí hậu khô.

Rừng tự nhiên ngày nay còn rất ít.

Advertisements (Quảng cáo)