Trường THCS Mai Hùng tổ chức kiểm tra chất lượng cuối học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm học 2019 – 2020, có đáp án.
PHẦN I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(1) Một người hỏi nhà hiền triết:
(2) Cái gì nên nhớ và cái gì nên quên?
(3) Nhà hiền triết trả lời:
(4) Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ. Còn nếu anh làm điều tốt cho mọi người thì anh nên quên.
(Theo: Truyện ngụ ngôn lừng danh thế giới)
a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? (0.5 đ)
b. Xác định các kiểu câu phân chia theo mục đích nói cho các câu trên. (1.0 đ)
c. Xác định cách thực hiện hành động nói của các câu trên? (0.5 đ)
d. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 8 câu) nói lên bài học rút ra từ câu chuyện trên? (1.0 đ)
PHẦN II. Làm văn (7.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận nói lên suy nghĩ của em về nạn bạo lực học đường hiện nay ở trường THCS.
Đáp án
Phần I
a.
*Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học (Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ)
*Cách giải:
– Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên: tự sự.
b.
*Phương pháp: Căn cứ vào 4 kiểu câu theo mục đích nói đã học (trần thuật, cảm thán, nghi vấn, cầu khiến).
*Cách giải:
– Câu (1): Trần thuật.
– Câu (2): Nghi vấn.
– Câu (3): Trần thuật.
– Câu (4): Cầu khiến.
c.
Advertisements (Quảng cáo)
*Phương pháp: Căn cứ vào bài học “Hành động nói”.
*Cách giải:
Cách thực hiện hành động nói của các câu trên:
– Câu (2): Hỏi.
– Câu (4): Khuyên bảo.
d.
*Phương pháp:
– Sử dụng các thao tác lập luận phân tích, tổng hợp để tạo lập một đoạn văn nghị luận xã hội.
*Cách giải:
– Về kĩ năng:
+ Viết bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
+ Đoạn văn có lập luận thuyết phục, không mắc lỗi diễn đạt.
– Về kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện và trình bày ý kiến một cách thuyết phục. Có thể tham khảo một số ý sau:
+ Ý nghĩa: Truyện giáo dục con người về thái độ sống đúng đắn qua các tình huống giả định mà con người thường gặp: cho và nhận, làm ơn và được giúp đỡ. Lời nói của nhà hiền triết có hai ý: nhắc nhở về sự biết ơn, nhận điều tốt từ người khác không thể không ghi nhớ; nhắc nhở khi làm ơn, làm điều tốt cho người khác thì phải trong sáng, vô tư, không vụ lợi.
+ Bàn bạc: Truyện nói rất chính xác bản chất của lòng biết ơn và làm điều tốt.
+ Bài học nhận thức và hành động: hướng đến những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống; sẵn sàng giúp đỡ người không may và sống với thái độ biết ơn.
Phần II
*Phương pháp:
Advertisements (Quảng cáo)
– Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
– Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.
*Cách giải:
– Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản.
+ Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
– Yêu cầu nội dung:
I. Mở bài
– Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn nạn học đường ở trường THCS.
II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường
1. Thế nào là bạo lực học đường:
– Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.
– Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.
– Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
– Hành vi này càng ngày càng phổ biến.
2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:
– Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.
– Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.
– Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.
– Thầy cô xúc phạm đến học sinh.
– Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh.
3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:
– Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.
– Chưa có sự quan tâm từ gia đình.
– Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.
– Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.
– Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.
4. Hậu quả của bạo lực học đường:
a. Với người bị bạo lực:
– Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.
– Làm cho gia đình họ bị đau thương.
– Làm cho xã hội bất ổn.
b. Với người gây ra bạo lực:
– Phát triển không toàn diện.
– Mọi người chê trách.
– Mất hết tương lai, sự nghiệp.
5. Giải pháp khắc phục nạn bạo lực học đường:
– Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất.
– Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.
– Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường.
6. Liên hệ với bản thân
– Đây là một vấn nạn nhức nhối ở học đường, em sẽ tránh xa và tuyên truyền bài trừ tệ nạn ra khỏi môi trường giáo dục.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.
– Đây là một hành vi không tốt.
– Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này.