I. TRẮC NGHIỆM (4,0đ)
1. Nguyên nhân chủ yếu làm cho các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt là:
A. sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.
B. tác động của hoàn lưu khí quyển.
C. hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.
D. Do ảnh hưởng của các dòng biển.
2. Đối với đất địa hình không đóng vai trò trong việc:
A. Làm tăng sự bồi tụ
B. Làm tăng sự xói mòn
C. Thay đổi thành phần cơ giới của đất
D. Tạo ra các vành đai đất
3. Tính chất nào sau đây không phải của các hành tinh:
A. Là khối vật chất trong Vũ Trụ.
B. tự phát ra ánh sáng.
C. Không tự phát sáng.
D. Chuyển động quanh Mặt Trời.
4. Gió mùa là loại gió trong một năm có:
A. Hướng gió thay đổi không theo mùa
B. Mùa hè từ lục địa ra, mùa đông từ biển thổi vào
C. Hai mùa thổi cùng hướng nhau
D. Hai mùa thổi ngược hướng nhau
5. Trên Trái Đất nơi có lượng mưa nhiều nhất là vùng
A. gần 2 cực.
B. chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.
C. ôn đới.
D. xích đạo.
6. Đặc điểm nào sau đây không thuộc mảng kiến tạo:
A. Hiện nay đã ngừng dịch chuyển.
B. Gồm bộ phận lục địa và cả vùng lớn của đáy đại dương.
C. Một bộ phận của lớp vỏ Trái Đất bị tách dãn do các đứt gãy.
D. Dịch chuyển được là nhờ các dòng đối lưu vật chất trong lớp Manti trên.
7. Sinh quyển là
Advertisements (Quảng cáo)
A. Là quyển của Trái Đất, trong đó có thực vật và động vật sống.
B. Là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sống.
C. Nơi sinh sống của toàn bộ sinh vật.
D. Nơi sinh sống của thực vật và động vật.
8. Sinh ra ngoại lực chủ yếu từ nguồn năng lượng:
A. Thủy triều
B. Bức xạ Mặt Trời
C. Gió
D. Động đất và núi lửa
9. Khu vực có nhiệt độ cao nhất bề mặt Trái Đất, ở:
A. Chí tuyến
B. Xích đạo
C. Lục địa chí tuyến
D. Lục địa và xích đạo
1.0: Khi khu vực giờ gốc là 5 giờ sáng thì ở Việt Nam (múi giờ số 7) lúc đó là:
A. 7 giờ sáng B. 7 giờ tối
C. 12 giờ trưa D. 12 giờ đêm
1.1: Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm chỉ một lần ở:
A. Cực Bắc và Nam
B. Chí tuyến Bắc và Nam
Advertisements (Quảng cáo)
C. Ngoại chí tuyến
D. Nội chí tuyến
1.2: Từ trong ra ngoài, cấu tạo của Trái Đất theo thứ tự các lớp:
A. Nhân, bao Manti, vỏ lục địa và vỏ đại dương.
B. Nhân, bao Manti, vỏ đại dương, vỏ lục địa.
C. Nhân, vỏ lục địa, vỏ đại dương, bao Manti.
D. Nhân, bao Manti, vỏ lục địa, vỏ đại dương.
1.3: Nước sông chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào
A. Độ dốc của mặt nước ở nguồn sông
B. Độ dốc của mặt nước ở cửa sông
C. Độ dốc của đáy sông
D. Độ dốc và độ rộng của lòng sông
1.4: Địa hào được hình thành do:
A. Các lớp đá có bộ phận trồi lên.
B. Các lớp đá uốn thành nếp.
C. Các lớp đá bị nén ép.
D. Các lớp đá có bộ phận bị sụt xuống.
1.5: Phương pháp chấm điểm biểu hiện được:
A. Sự phân bố không đồng đều của đối tượng địa lí.
B. Sự phân bố liên tục của đối tượng địa lí.
C. Cơ cấu của đối tượng địa lí.
D. Sự phân bố đồng đều của đối tượng địa lí.
1.6: Đồng bằng châu thổ là dạng địa hình được hình thành bởi quá trình:
A. Tích tụ B. Xâm thực
C. Vận chuyển D. Bào mòn
II. TỰ LUẬN (6,0đ)
1. (1,0đ) Trình bày hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất: sự luân phiên ngày và đêm.
2. (1,0đ) Nêu ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
3. (4,0đ) Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 1990-2008
Đơn vị: Triệu tấn
a) Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng lương thực của thế giới, giai đoạn 1990-2008
b) Nhận xét sản lượng lương thực của thế giới, giai đoạn 1990-2008.
I. TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
A | C | B | D | D | A |
7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
B | B | C | C | B | A |
13 | 14 | 15 | 16 | ||
D | D | A | A |
II. TỰ LUẬN
1. Trình bày hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất: sự luân phiên ngày và đêm.
– Do Trái Đất hình cầu nên vào 1 thời điểm Mặt Trời chỉ chiếu sáng được 1 nửa; nửa kia không được chiếu sáng, sinh ra hiện tượng ngày đêm
– Do Trái Đất tự quay quanh trục (thời gian tự quay quanh trục xấp xỉ 24h) nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối, tao nên hiện tượng luân phiên ngày đêm
2. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí cho chúng ta thấy sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.
Ví dụ: khi xây dựng đập thủy điện, cần tính toán, đánh giá tác động tới các thành phần tự nhiên trong quá trình xây dựng thủy điện. Do xây dựng đập thủy điện cần phá hủy diện tích lớn rừng, làm thay đổi dòng chảy, thay đổi hàm lượng phù sa trong dòng sông. Như vậy con người đã can thiệp vào mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành phần của tự nhiên, điều đó có thể dẫn tới những hậu quả trái ý muốn của con người. Như, vào mùa lũ, khi lưu lượng nước sông đổ về đập thủy điện quá lớn, các nhà máy buộc phải xả lũ để giữ an toàn đập, làm cho hạ lưu đập bị ngập lụt nghiêm trọng hơn mức bình thường. Việc xây dựng đập thủy điện làm giảm lưu lượng nước trung bình về hạ lưu, giảm phù sa, gây thiếu hụt bồi tích ở hạ lưu sông và có thể dẫn tới sạt lở bờ sông
3. Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng lương thực của thế giới, giai đoạn 1990-2008
– Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng lương thực của thế giới, giai đoạn 1990-2008 là biểu đồ cột đơn
Biểu đồ thể hiện sản lượng lương thực của thế giới, giai đoạn 1990-2008
Đơn vị: triệu tấn
Chú ý: biểu đồ dạng cột, có đầy đủ chú giải, đơn vị trục tung, trục hoành, đơn vị biểu đồ; khoảng cách năm hợp lí
b) Nhận xét sản lượng lương thực của thế giới, giai đoạn 1990-2008.
– Giai đoạn 1990-2008, sản lượng lương thực thế giới có xu hướng tăng, tăng từ 1950 triệu tấn lên 3226 triệu tấn, tăng 1276 triệu tấn, tăng 1,65 lần, trung bình mỗi năm tăng 70,9 triệu tấn
– Giai đoạn 2000-2003, sản lượng lương thực giảm nhẹ từ 2060 triệu tấn xuống 2021triệu tấn, giảm 39 triệu tấn; sau đó giai đoạn 2003 – 2008 sản lượng lương thực thế giới có xu hướng tăng trở lại và tăng nhanh; tăng từ 2021 triệu tấn lên 3226 triệu tấn; tăng 1,59 lần, trung bình mỗi năm tăng 241 triệu tấn.