Trang Chủ Lớp 10 Đề thi học kì 1 lớp 10

Thi kì 1 môn Văn lớp 10: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản ?

Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản?; Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi được thể hiện trong bài thơ “Cảnh ngày hè” … trong Thi kì 1 môn Văn lớp 10. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây

Phần I. Đọc hiểu (3,0đ)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3.

a. Đọc văn bản:

Trong đời sống chúng ta, thứ tài sản thường bị hủy hoại, lãng phí nhiều nhất là nước. Trong ý thức nhiều người, nước là thứ trời sinh, có thể sử dụng “vô tư” “xả láng”, không cần giữ gìn gì hết! Nhưng đó là nhầm lẫn lớn của một tầm mắt hạn hẹp.

Các nhà khoa học đã cho biết nước ngọt trên trái đất này là có hạn. Tổng số nước ngọt trên trái đất ước tính chỉ có chưa đến một tỉ ki lô mét khối. Số nước đó được coi là đủ cho năm 1990 khi nhân loại có 3 tỉ người. Dự kiến đến năm 2025 nhân loại sẽ thêm 3 tỉ người nữa, thành sáu tỉ người thì nguồn nước lấy đâu cho đủ.

Trên thế giới không phải nước nào cũng may mắn được trời cho đủ nước ngọt để dùng. Nước Xinh – ga – po hoàn toàn không có nước ngọt, phải mua nước của Ma – lai – xi – a về chế biến. Một số nước ở Cận Đông cũng xảy ra tranh chấp về nguồn nước. Trong khi đó, công nghiệp càng phát triển thì lượng nước dùng trong công nghiệp càng nhiều, nước thải công nghiệp càng làm cho sông ngòi, ao hồ bị ô nhiễm, làm giảm lượng nước ăn, chăn nuôi và trồng trọt.

Liên hợp quốc đã ra lời kêu gọi bảo vệ nguồn nước ngọt, chống ô nhiễm,… Chúng ta hãy tiết kiệm nước, giữ gìn nước cho chúng ta và cho mai sau.

(Theo Thanh Ba, báo Nhân dân chủ nhật)

b. Thực hiện các yêu cầu sau:

1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên? (1,0đ)

2. Anh (chị) hãy đặt nhan đề cho văn bản trên? (1,0đ)

3. Tác giả đã bày tỏ thái độ gì với hiện tượng được đề cập đến? (1,0đ)

Phần II. Làm văn (7,0đ)

Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi được thể hiện trong bài thơ “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới – bài 43)

Rồi hóng mát thuở ngày trường,

Hòe đục đùn đùn tán rợp giương,

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ.

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

Advertisements (Quảng cáo)

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

(Theo Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập II – Văn học thế kỉ X – thế kỉ XVII)


Phần I. Đọc hiểu

1. *Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

*Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là: Nghị luận

2. *Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp.

*Cách giải:                            

Văn bản trên tác giả đề cập đến vấn đề: xin đừng lãng phí nước.

Mỗi học sinh có thể tự đặt nhan đề khác nhau miễn là phù hợp với nội dung văn bản

3.*Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp.

*Cách giải:

Advertisements (Quảng cáo)

Thái độ của tác giả đối với hiện tượng được đề cập đến là: lo lắng, trăn trở, kêu gọi hành động.

Phần II. Làm văn 

*Phương pháp:

– Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

– Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

*Cách giải:

v  Yêu cầu chung:

– Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

– Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.

– Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

v  Yêu cầu nội dung:

     • Giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Nguyễn Trãi không chỉ là một bậc anh hùng dân tộc mà còn là một nhà văn hóa lớn, một danh nhân văn hóa thế giới. Ông đã để lại cho đời một sự nghiệp văn học vô cùng phong phú trong cả hai mảng văn chính luận và thơ trữ tình.

– Bài thơ Cảnh ngày hè là một trong những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Trãi. Bài thơ nằm trong phần Bảo kính cảnh giới và là bài thơ số 43.

     • Cảm nhận tâm hồn Nguyễn Trãi được thể hiện trong bài thơ

a.Tình yêu thiên nhiên cuộc sống

*Thể hiện ở câu thơ mở đầu

Rồi/ hóng mát/ thuở ngày trường

⟶ Hoàn cảnh rỗi rãi, thư nhàn

⟶ Ngày nhàn hiếm hoi đã dành cho thiên nhiên.

⟹ Tình yêu thiên nhiên cuộc sống của tác giả.

* Thể hiện ở cách cảm nhận thiên nhiên cuộc sống

– Dù đã đến cuối ngày nhưng mọi vật vẫn căng tràn nhựa sống.

– Rộng mở tất cả các giác quan để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của thiên nhiên cuộc sống.

b. Tấm lòng ưu dân ái quốc

– Từ việc quan sát, cảm nhận bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, đầy sức sống, và bức tranh cuộc sống rộn ràng, náo nhiệt, no đủ, phồn vinh

⟶ Tác giả mong muốn có được cây đàn của vua Ngu Thuấn để gảy khúc Nam phong ca ngợi cuộc sống thái bình.

⟹ Mong muốn triều đại của chúng ta cũng giống triều đại vua Ngu Thuấn thái bình, người dân của triều đại chúng ta cũng có cuộc sống như người dân trong triều đại vua Ngu Thuấn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đủ đầy.

⟹ Cuộc sống đang diễn ra như tác giả mong muốn.

– Kết lại bài thơ là một câu lục ngôn

⟶ điểm nhấn, dồn nén cảm xúc, kết tụ của hồn thơ Nguyễn Trãi: mong muốn cuộc sống giàu đủ cho nhân dân.

Điểm kết tụ trong thơ Nguyễn Trãi là vì dân, cho dân. Cả cuộc đời ông cống hiến cũng chỉ cho nhân dân.

Tổng kết

Advertisements (Quảng cáo)