Trang Chủ Lớp 10 Đề thi học kì 1 lớp 10

Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Hóa: Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử X là 112. Số proton trong X là bao nhiêu?

Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử X là 112. Số proton trong X là bao nhiêu?; Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn. Ở trạng thái cơ bản, số lớp electron của X là bao nhiêu? … trong Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Hóa. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0đ)

1. Chất nào sau đây chứa liên kết ion?

A. N2.                                      B. CH4.

C. KCl.                                   D. NH3.

2.: Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử X là 112. Số proton trong X là

A. 112.                                    B. 56.

C. 48.                                      D. 55.

3.: Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn. Ở trạng thái cơ bản, số lớp electron của X là

A. 3.                                        B. 1

C. 4.                                        D. 2.

4.: Thứ tự tăng dần tính phi kim của các nguyên tố trong nhóm VIIA là

A. Br, F, I, Cl.                         B. F, Cl, Br, I

C. I, Br, F, Cl.                         D. I, Br, Cl, F.

5.: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tố kim loại?

A. 1s22s22p63s23p6

B. 1s22s22p63s23p3

C. 1s22s22p63s23p1

D. 1s22s22p63s23p5.

6.: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong SO2 bằng

Advertisements (Quảng cáo)

A. -2.                                       B. +4.

C. +2.                                      D. +6.

7.: Nguyên tử kali có 19 proton, 19 electron và 20 notron. Số khối của nguyên tử kali là

A. 20.                                      B. 19.

C. 38.                                      D. 39.

8.: Vị trí của flo (Z = 9) trong bảng tuần hoàn là

A. ô số 9, chu kì 2, nhóm VIIA.

B. ô số 9, chu kì 2, nhóm VA.

C. ô số 7, chu kì 3, nhóm VIIA.

D. ô số 7, chu kì 2, nhóm VA.

II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0đ)

9.: (2,0đ) Hạt nhân nguyên tử X có 8 proton; nguyên tử Y có tổng số hạt mang điện bằng 52.

Advertisements (Quảng cáo)

a) Viết cấu hình electron của X, Y.

b) Viết cấu hình electron của Y2+; Y3+.

10: (2,0đ) Cân bằng các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron

a) C + HNO3 → CO2 + NO2 + H2O

b) Cu2S + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO2 + H2O

11: (1,5đ) Trong tự nhiên đồng có hai đồng vị là  và . Tính phần trăm số nguyên tử của mỗi đồng vị biết nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54 đvC.

12: (2,5đ) Nguyên tố X thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. Phần trăm khối lượng của X trong oxit cao nhất là 40%.

a) Tìm nguyên tố X.

b) Gọi Y là hidroxit cao nhất của X. Viết công thức cấu tạo của Y (thỏa mãn qui tắc bát tử) và viết phương trình phản ứng của Y với K2CO3; BaCl2.


1

2

3

4

5

C

B

A

D

C

6

7

8

 

B

D

A

II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0đ)

9. a) *Cấu hình e của X: ZX = số p = 8 => Cấu hình e của X: 1s22s22p4

*Cấu hình e của Y: Tổng hạt mang điện = 2ZY = 52 => ZY = 26

=> Cấu hình e của Y: 1s22s22p63s23p63d64s2

b) Cấu hình e của Y2+: 1s22s22p63s23p63d6

    Cấu hình e của Y3+: 1s22s22p63s23p63d5

1.0:

1.1: Đặt x % và y % lần lượt là phần trăm của 2 đồng vị \({}_{29}^{63}Cu\) và \({}_{29}^{65}Cu\).

Theo đề bài ta có hệ phương trình sau:

\(\left\{ \matrix{
x + y = 100 \hfill \cr
{{63x + 65y} \over {100}} = 63,54 \hfill \cr} \right. \to \left\{ \matrix{
x = 73\% \hfill \cr
y = 27\% \hfill \cr} \right.\)

1.2: a) Hóa trị trong oxit cao nhất của một nguyên tố nhóm A bằng số thứ tự nhóm của nguyên tố đó.

X thuộc nhóm VIA nên có hóa trị VI trong oxit cao nhất => Công thức của oxit cao nhất là: XO3

\(\eqalign{
& \% {m_X} = {{{M_X}} \over {{M_X} + 16.3}}.100\% = 40\% \cr
& \to {M_X} = 32 \cr} \)

Vậy nguyên tố X là lưu huỳnh, kí hiệu: S

b) Công thức hiroxit cao nhất của S là: S(OH)6 khi bớt 2 H2O ta được H2SO4

– Công thức cấu tạo H2SO4:

 

– PTHH:

H2SO4 + K2CO3 → K2SO4 + H2O + CO2

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl

Advertisements (Quảng cáo)