Trang Chủ Lớp 10 Đề thi học kì 1 lớp 10

KCSL môn Hóa lớp 10 cuối kì 1: Loại phản ứng nào sau đây luôn không phải là phản úng oxi hóa – khử ?

Loại phản ứng nào sau đây luôn không phải là phản úng oxi hóa – khử ?; Nguvên tử X và Y có số hiệu nguyên tử lần lượt là 19 và 15. Nhận xét nào sau đây đúng? … trong KCSL môn Hóa lớp 10 cuối kì 1. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây

I. TRẮC NGHIỆM (7đ)

1. Nguvên tử X và Y có số hiệu nguyên tử lần lượt là 19 và 15. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. X và Y đều là các phi kim

B. X là một phi kim còn Y là một kim loại.

C. X là một kim loại còn Y là một phi kim.

D. X và Y đều là các kim loại.

2. Loại phản ứng nào sau đây luôn không phải là phản úng oxi hóa – khử ?

A. Phản ứng phân hủy

B. Phản ứng trao đổi

C. Phản ứng thế trong hóa học vô cơ

D. Phản ứng hóa học

3. Phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Số nguyên tố trong chu kì 2 và 3 lần lượt là 8 và 18.

B. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.

C. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.

D. Bảng tuân hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.

4. Sắp xếp các chất sau theo trật tự tính bazơ tăng dần là:

A. Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH

B. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3

C. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH

D. NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2

5. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s2, nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết:

A. cộng hoá trị                        B. Kim loại

C. Ion                                     D. Cho nhận

6. Cho các phản ứng:

(a) Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

(b) 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O

(c) 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O

(d) 4KClO3 → KCl + 3KClO4

Số phản ứng oxi hóa – khử là :

A. 2                                         B. 4

C. 3                                         D. 1

7. Cho dãy các chất : N2, H2, NH3, CO2, HCl, H2O, C2H4. Số chất mà phân tử chỉ chứa liên kết đơn là :

A. 4                                         B. 3

C. 1                                         D. 2

8. Số electron tối đa phân bố trên lớp thứ 3 trong vỏ nguyên tử là :

A. 16                                       B. 32

C. 50                                       D. 18

9. Cho sơ đồ phản ứng:

aKMnO4 + bKI + cH2SO4 → K2SO4 + MnSO4 + I2 + H2O

Hệ số cân bằng a, b, c của các chất phản ứng lần lượt là:

A. 3, 7, 5                                 B. 2, 10, 8

C. 4, 5, 8                                 D. 2, 8, 6

Advertisements (Quảng cáo)

1.0: Trong phản ứng sau: Cl2 + 2H2O + SO2 → H2SO4 + 2HCl, thì :

A. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử

B. Cl2 là chất oxi hóa, SO2 là chất khử.

C. Cl2 là chất khử, SO2 là chất oxi hóa

D. SO2 là chất khử, H2O là chất oxi hóa.

1.1: Hoá trị trong hợp chất ion được gọi là :

A. số oxi hoá.

B. cộng hoá trị

C. điện hoá trị.

D. điện tích ion.

1.2: Ở phản ứng nào sau đây NH3 đóng vai trò là chất khử :

A. NH3 + HNO3 → NH4NO3

B. NH3 + CO2 + H2O → NH4HCO3

C. NH3 + HCl → NH4Cl

D. 2NH3 +3CuO → N2 +3Cu + 3H2

1.3: Cho cấu hình electron của các nguyên tử sau :

(X) 1s22s22p63s23p3

(Y) 1s22s22p63s23p64s1

(Z) 1s22s22p63s2

(T) 1s22s22p63s23p63d84s2

Dãy các cấu hình electron của các nguyên tử kim loại là :

A. X, Y, T                               B. Y, Z, T

C. X, Y, Z.                              D. X, Z, T.

1.4: Liên kết cộng hóa trị trong phân tử HCl có đặc điểm

A. Có một cặp electron chung, là liên kết ba, có phân cực.

B. Có hai cặp electron chung, là liên kết đôi, không phân cực.

C. Có một cặp electron chung, là liên kết đơn, không phân cực.

D. Có một cặp electron chung, là liên kết đơn, phân cực.

1.5: Trong một chu kỳ, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử, số oxi hóa cao nhất của các nguyên tố nhóm A trong oxit biến đổi như thế nào?

Advertisements (Quảng cáo)

A. Giảm dần

B. Giảm dần sau đó tăng dần

C. Tăng dần sau đó giảm dần

D. Tăng dần

1.6: Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa – khử là:

A. Có tạo ra chất khí.

B. Có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

C. Có sự thay đổi màu sắc của các chất.

D. Có tạo ra chất kết tủa.

1.7: Kiểu liên kết tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung được gọi là

A. liên kết cộng hóa trị.

B. liên kết ion.

C. liên kết hidro.

D. liên kết kim loại.

1.8: Cho phản ứng : 2Na + Cl2 → 2NaCl. Trong phản ứng này, nguyên tử natri

A. bị khử.

B. không bị oxi hóa, không bị khử.

C. bị oxi hóa.

D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.

1.9: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau ?

A. Chất oxi hóa là chất nhường electron.

B. Quá trình nhận electron là quá trình oxi hóa.

C. Chất khử là chất nhận electron.

 D. Quá trình nhường electron là quá trình oxi hóa.

2.0: Số oxi hoá của nguyên tố lưu huỳnh trong các chất: H2SO4, SO2, S, H2S lần lượt là :

A. +6, +4, 0, -2

B. +6, -2, 0, +4

C. +4, -2, 0, +6

D. +6, +4, -2, 0

2.1: Các hạt cấu tạo nên nguyên tử là:

A. electron, proton.

B. nơtron, electron.

C. proton, notron.

D. electron, nơtron, proton

II. TỰ LUẬN (3đ)

Bài 1(1đ) Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4.

Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hidrô, X chiếm 94,12% khối lượng.

a. Tìm số khối A. Tên nguyên tố X.

b. Nguyên tố X tạo với kim loại R một hợp chất trong đó R có số oxi hóa +2 và R chiếm 42,86% về khối lượng. Xác định kim loại R?

(Cho biết trị số số khối gần đúng bằng NTK)

Bài 2(2đ) Nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron ở mức năng lượng cao nhất là 4p5. Tỉ số giữa tổng số hạt không mang điện và tổng số hạt mang điện là 0,6429.

a. Xác định số hiệu Z, N, số khối của nguyên tử Y ?

b. Nguyên tử của nguyên tố R có số nơtron bằng 57,143% số proton của Y. Hợp chất tạo thành giữa R và Y có dạng RY2, biết khối lượng của RY2 gấp 5 lần khối lượng của R. Xác định số proton, tên gọi của R. Viết công thức hợp chất RY2 ?

Cho biết trị số số khối gần đúng bằng NTK.


1

2

3

4

5

C

B

A

B

C

6

7

8

9

10

C

A

D

B

B

11

12

13

14

15

C

D

B

D

D

16

17

18

19

20

B

A

C

D

A

II. TỰ LUẬN (3đ)

Bài 1: a. X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4 => X thuộc nhóm VIA

=> Hợp chất khí với H có công thức hóa học: H2X

\(\eqalign{
& \% {m_X} = {X \over {2.1 + X}}.100\% = 94,12\% \cr
& \to X = 32 \cr} \)

– Vậy số khối A = 32

– Tên nguyên tố: Lưu huỳnh (KHHH: S)

b. Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi X và R là: RS

\(\eqalign{
& \% {m_R} = {R \over {R + 32}}.100\% = 42,86\% \cr
& \to R = 24 \cr} \)

Vậy R là Magie (KHHH: Mg).

Bài 2: a. Cấu hình phân bố e theo phân mức năng lượng: 1s22s22p63s23p64s23d104p5

Cấu hình e nguyên tử: 1s22s22p63s23p63d104s24p5

→ ZY = 35

Tỉ số giữa tổng số hạt không mang điện và tổng số hạt mang điện là 0,6429:

\({{{N_Y}} \over {2{Z_Y}}} = 0,6429\)

\( \to {N_Y} = 1,2858{Z_Y} = 1,2858.35 = 45\)

– Số hiệu nguyên tử: ZY = 35

– Số notron: NY = 45

– Số khối: AY = ZY + NY = 35 + 45 = 80

b. Nguyên tử của nguyên tố R có số nơtron bằng 57,143% số proton của Y:

\({N_R} = 57,143\% {Z_Y} = 57,143\% .35 = 20\)

Hợp chất tạo thành giữa R và Y có dạng RY2, biết khối lượng của RY2 gấp 5 lần khối lượng của R:

R + 2Y = 5R => R + 2.80 = 5R => R = 40

Trị số số khối gần đúng bằng NTK nên ta có: AR = R = 40

– Số proton của R: ZR = AR – NR = 40 – 20 = 20

– Tên gọi của R: Canxi (KHHH: Ca)

– Công thức hợp chất RY2: CaBr2

Advertisements (Quảng cáo)