I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4đ)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu đúng nhất:
… Anh bước vội vàng với những bước dài, rồi dừng lại kêu to:
– Thu! Con.
Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run:
– Ba đây con!
– Ba đây con!
Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!”. Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy.
(Sách Ngữ văn 9)
1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào?
A. Làng.
B. Lặng lẽ Sa Pa.
C. Chuyện người con gái Nam Xương.
D. Chiếc lược ngà.
2. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai?
A. Ông Sáu. B. Ông Ba.
C. Bé Thu. D. Mẹ bé Thu.
3. Dòng văn nào thể hiện nội dung đoạn trích trên?
A. Nỗi sợ hãi của bé Thu.
B. Tình cha con sâu nặng.
C. Niềm vui đoàn tụ của gia đình ông Sáu.
D. Lòng mong được gặp con và cảm giác hẫng hụt của ông Sáu khi bé Thu không nhận anh là ba của nó.
Advertisements (Quảng cáo)
4. “Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!” là câu văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp?
A. Đúng. B. Sai.
5. Từ nào trong các từ sau không phải là từ láy?
A. Giần giật. B. Run run.
C. Mong nhớ. D. Chầm chậm.
6. Từ “vết thẹo” trong đoạn trích trên là loại từ gì?
A. Từ toàn dân.
B. Từ địa phương Nam Bộ.
C. Từ mượn.
D. Từ địa phương Trung Bộ.
7. Câu văn: “Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy” có sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. So sánh. B. Nhân hóa.
C. Hoán dụ. D. Ẩn dụ.
8. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu trên có tác dụng gì?
Advertisements (Quảng cáo)
A. Nhấn mạnh sự tức giận của ông Sáu.
B. Nhấn mạnh nỗi cô đơn của ông Sáu.
C. Nhấn mạnh sự tủi hổ của ông Sáu.
D. Nhấn mạnh nỗi đau đớn của ông Sáu.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6đ)
1. (1đ) Hãy ghi lại khổ thơ cuối của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
2. (5đ) Hãy nhập vai là nhân vật “tôi” trong bài thơ Ánh trăng, em hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong đoạn thơ vừa chép trên thành một bài tâm sự ngắn.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4đ)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
D | B | D | A | C | B | A | D |
II. PHẦN TỰ LUẬN (6đ)
1. : (1đ)
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
2.: (5đ) 1. Về hình thức
– Nắm vững kĩ năng làm bài văn tự sự, biết kết hợp, đan xen các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm một cách chân thực, sinh động để bài viết đạt kết quả cao.
– Trình bày đúng, đủ bố cục ba phần của bài làm; phân đoạn hợp lí.
– Xác định ngôi kể: Ngôi thứ nhất, đan xen “tôi” là người kể.
– Biết sử dụng lời văn đối thoại, độc thoại từ ngôi kể thích hợp.
– Hành văn mạch lạc, trong sáng. Không có quá nhiều lỗi sai: lỗi dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt, sai chính tả.
– Thứ tự kể: dưới hình thức một bài tâm sự ngắn dựa vào nội dung của khổ thơ cuối. Chuyển lời thơ thành lời văn, diễn xuôi.
2. Về nội dung
a. Nhân vật “tôi” thể hiện tâm trạng của mình khi đối diện với ánh trăng, với quá khứ; sống lại những ngày tháng bên đồng đội.
Suy ngẫm, triết lí của nhân vật “tôi” về khổ thơ cuối:
– Trăng cứ tròn vành vạnh: Sự tròn đầy, viên mãn hay chính là sự trong sáng, tròn đầy, thủy chung.
– Kể chi người vô tình: Con người đã quay lưng với quá khứ, quên đi bao kỉ niệm đẹp bên đồng đội, đã thành “người dưng qua đường”.
– Ánh trăng im phăng phắc: Sự im lặng nghiêm khắc, lặng lẽ mà nhân hậu, bao dung của ánh trăng hay của quá khứ.
– Đủ cho ta giật mình: sự giật mình suy ngẫm vì trăng quá đầy đặn, nghĩa tình mà mình lại quên trăng. Giật mình vì trăng quá bao dung, nhân hậu mà mình lại quá vô tình. Phải chăng mình đã quên quá khứ, quên đi đồng đội.
b. Nhân -vật “tôi” suy ngẫm về lẽ sống ở đời
– Hình ảnh trăng là chi tiết gợi nhớ về quá khứ, những ngày tháng trong chiến tranh, bên đồng đội; gợi nhắc nhân vật “tôi” không được quên đi quá khứ, một thời gian lao đầy tình nghĩa.
– Quá khứ rất thủy chung với con người, bao dung và độ lượng, ta cần phải hướng về với quá khứ, không được quên một thời tình nghĩa chung thủy; phải sống ân nghĩa “Uống nước nhớ nguồn”, “Ản quả nhớ kẻ trồng cây”.
– Nhân vật “tôi” tự đối thoại với chính mình, nhìn lại mình, về sự vô tình của mình. Đó là thái độ sống nghiêm khắc: “phê và tự phê” để chấn chỉnh mình, tự hoàn thiện mình.
c. Những trăn trở của nhân vật “tôi” về lẽ sống ở đời: Vầng trăng tỏa sáng, soi rọi từ trong cõi lòng sâu thẳm của nhân vật tôi như nhắc nhở một bức thông điệp cho mọi người: Không nên sống vô tình, phải thủy chung sắt son, tình nghĩa trọn vẹn.
– Lòng nhân hậu, thủy chung với quá khứ mãi mãi đẹp như vầng trăng.
– Triết lí thâm trầm ấy được diễn tả qua hình tượng ánh trăng đủ để lại trong lòng ta những ấn tượng sâu sắc.