Bài 1. (2đ) Cho bốn điểm A, B, C, D trên đường thẳng xy và một điểm O nằm ngoài đường thẳng xy. Kẻ các tia OA, OB, OC, OD.
a)Hãy cho biết các góc đỉnh O trong hình vẽ ;
b) Kể ra các cặp góc kề bù có đỉnh là C ;
c) Kể tên các tam giác có trong hình vẽ.
Bài 2. (4,5đ) Cho hai tia Ox, Oy đối nhau. Hai tia Oz và Ot cùng nừm trên một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Oy, biết \(\widehat {xOz} = {50^o},\widehat {yOt} = {65^o}.\)
Advertisements (Quảng cáo)
a)Góc kề bù với \(\widehat {xOz}\) là góc nào ? Tính số đo góc đó.
b) Trong ba tia Oz, Oy, Ot tia nào nằm giữa hai tia còn lại ? Vì sao ?
Advertisements (Quảng cáo)
c) Tính số đo \(\widehat {zOt}\).
d) Tia Ot có phải là tia phân giác của \(\widehat {zOy}\) ? Vì sao ?
Bài 3. (2đ) Trên mặt phẳng cho tia Ox. Vẽ hai tia Oy và Oz sao cho \(\widehat {xOy} = {110^o},\widehat {xOz} = {50^o}.\)
Tính số đo \(\widehat {yOz}\).
Bài |
Hướng dẫn |
Điểm |
|
Bài 1 (2,0đ) |
Vẽ hình đúng. a)Viết tên các góc đỉnh O trong hình vẽ. b) Viết được tên các cặp góc kề bù có đỉnh là C. c) Viết được tên 6 tam giác có trong hình vẽ. |
0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ |
|
Bài 2 (4,5đ) |
Hình vẽ a) Góc kề bù với \(\widehat {xOz}\) là \(\widehat {zOy}\). Từ đó tính \(\widehat {zOy}\)=130o. b) Chứng minh tia Ot nào nằm giữa hai tia Oz, Oy. (1) c) Từ đó tính \(\widehat {zOt} = {65^o}\) suy ra \(\widehat {zOt} = \widehat {tOy} = {65^o}\). (2) d) Từ (1) Và (2) suy ra tia Ot là tia phân giác của \(\widehat {zOy}\). |
O,5đ 1,5đ 1,0đ 1,0đ 1,0đ |
|
Bài 3 (2đ) |
Chia hai trường hợp + Tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy, tính được \(\widehat {yOz} = {60^o}.\) + Tia Ox nằm giữa hai tia Oy và Oz, tính được \(\widehat {yOz} = {60^o}.\) |
1,5đ 1,5đ |