Bài 1. (2,5đ) Gọi I là một điểm nằm giữa M và N. Lấy điểm A không thuộc đoạn thẳng MN. Vẽ ba tia AM, AN, AI.
a) Tia nào nằm giữa hai tia còn lại ? Vì sao ?
b) Kể tên các tam giác có trong hình vẽ.
Bài 2. (3,5đ) Cho góc bẹt \(\widehat {xOy}\). Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng xy, kẻ hai tia Oz và Ot sao cho \(\widehat {yOz} = {60^o}\) và \(\widehat {zOt} = {90^o}\).
Advertisements (Quảng cáo)
a) Tính số đo \(\widehat {xOt}\).
b) Gọi Om là tia đối của tia Oz. So sánh \(\widehat {xOm}\) và \(\widehat {zOy}\).
Bài 3. (4đ) Cho hai góc kề bù \(\widehat {xOy}\)và \(\widehat {zOy}\). Biết \(\widehat {xOy}=120^o\). Gọi Ot là tia phân giác của \(\widehat {xOy}\).
Advertisements (Quảng cáo)
a) Tính số đo các \(\widehat {zOy}\), \(\widehat {yOt}\).
b) Tia Oy có nằm giữa hai tia Oz, Ot không ? Vì sao ?
c) Tia Oy có là tia phân giác của \(\widehat {zOt}\) không ? Vì sao ?
Bài |
Hướng dẫn |
Điểm |
|
Bài 1 (2,0đ) |
Vẽ đúng hình a) Viết tên các góc đỉnh O trong hình vẽ b) Viết được tên các cặp góc kề bù có đỉnh là C. c) Viết được tên 6 tam giác có trong hình vẽ. |
0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ |
|
Bài 2 (4,5đ) |
Vẽ hình đúng. a) Chỉ ra được hai góc kề bù \(\widehat {zOt}\) và \(\widehat {zOy}\). Tính được \(\widehat {zOx} = {120^o}\). Chứng minh tia Ot nằm giữa hai tia Ox và Oz. Tính được \(\widehat {tOx} = {30^o}\). b) Chỉ ra \(\widehat {xOm} = \widehat {yOz}\) (cùng kề bù với \(\widehat {zOx}\)). |
0,5 đ 1,5 đ 1,0 đ 1,0 đ 1,0 đ |
|
Bài 3 (2đ) |
Vẽ hình đúng. a) Vì hai góc \(\widehat {yOx}\) và \(\widehat {zOy}\) kề bù nên tính được \(\widehat {zOy} = {60^o}\). Vì Ot là phân giác của \(\widehat {yOx}\) nên \(\widehat {tOx} = \widehat {yOt} = {1 \over 2}\widehat {yOx} = {60^o}.\) b) Chỉ ra hai góc \(\widehat {tOx}\) và \(\widehat {tOz}\) kề bù nên tính được \(\widehat {tOz}= 120^o\) Từ đó chứng minh tia Oy nằm giữa hai tia Ot và Oz. c) Kết hợp \(\widehat {yOt} = \widehat {zOy} = {60^o}\). Suy ra Oy là phân giác \(\widehat {tOz}\). |
1,5 đ 1,5 đ |