1.Phát biểu, viết biểu thức và nói rõ các đại lượng và đơn vị đo trong công thức của định luật ôm với 1 đoạn mạch?
2. Hãy cho biết việc sử dụng tiết kiệm điện năng có lợi ích gì ?
3. Một bạn học sinh cho rằng công của dòng điện sản ra khi nó chay qua một vật đẫn tỉ lệ với điện trở của vật dẫn đó. Ý kiến của bạn đó có đúng không?
4.Một đoạn mạch gồm 2 điện trở R1 = 9Ω; R2 = 6Ω mắc song song với nhau, đặt ở hiệu điện thế U = 7,2V
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch trong mạch chính
b) Tính cường độ dòng điện trong mỗi đoạn mach rẽ và cường độ dòng điện trong mạch chính
5.Một gia đình sử dụng 10 bóng đèn 220V- 40W, một bếp điện 220V- 1000W, một máy giặt 220V – 1400W,một tủ lạnh 220V – 200W một tivi 220V – 100W trong thời gian 30 phút. Biết hiệu điện thế ở hai đầu ổ điện là :220V
a) Tính điện năng đã tiêu thụ trong thời gian trên
b) Tính số tiền phải trả cho số điện năng trên biết giá 1kW là 800 đồng
Advertisements (Quảng cáo)
1. : + Phát biểu: cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỷ lệ nghịch với điện trở của mỗi dây.
+ Biểu thức: I = U/R
I: Cường độ dòng điện đo bằng Ampe
U: Hiệu điện thế đo bằng vôn (V)
R: Điện trở dây dẫn đo bằng ôm
Advertisements (Quảng cáo)
2. : Việc sử dụng tiết kiệm điện năng có lợi ích:
+ Tiết kiệm tiền và giảm chi tiêu trong gia đình
+ Các dụng cụ và thiết bị điện sử dụng lâu bền hơn
+ Giảm bớt các sự cố gây tổn hại chung cho hệ thống cung cấp điện quá tải, đặc biệt trong các giờ cao điểm
3. : + ý kiến của bạn đó đúng khi mạch nối tiếp \(A = R{I^2}t\)
+ Ý kiến của bạn đó sai khi mắc song song \(A = \dfrac{{{U^2}t}}{R}\)
4. : a) Vì điện trở R1 song song R2 nên
\({R_{td}} = \dfrac{{{R_1}{R_2}} }{ {{R_1} + {R_2}}} = \dfrac{{9.6} }{ {9 + 6}} = 3,6\Omega \)
b) tính cường độ dòng điện
+ Cường độ dòng điện qua mạch chính là \(I = \dfrac{U}{{{R_{td}}}} = \dfrac{{7,2}}{{3,6}} = 2\,\,A\)
+ Cường độ dòng điện qua R1 là \({I_1} = \dfrac{U}{{{R_1}}} = \dfrac{{7,2}}{9} = 0,8\,\,A\)
+ Cường độ dòng điện qua R2 là \({I_2} = \dfrac{U}{{{R_2}}} = \dfrac{{7,2}}{6} = 1,2\,\,A\)
5. : a) Điện năng đã tiêu thụ trong thời gian trên:
+ Tổng công suất tiêu thụ của các dụng cụ: \(P = 400+1000+1400+200+100\)\(\; = 3100\;W = 3,1\;kW\)
+ Điện năng tiêu thụ \(A = Pt = 3,1.0,5 = 1,55\;kWh\)
b) số tiền phải trả cho số điện năng trên \(T = A.t = 1,55. 800 = 1240\) đồng