Dưới đây là tài liệu ôn thi học kì 1 môn Vật Lý lớp 10 năm học 2017 – 2018, vừa được cập nhật và đăng tải. Xem chi tiết dưới đây
ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 1
MÔN: VẬT LÝ 10 – CƠ BẢN
I.Trắc nghiệm:
Câu 1: Phương trình chuyển động của chất điểm chuyển động thẳng đều là:
A. x = x0 + vt B. x = x0 + v0t + at2/2
C. v = v0 + at D. x = at2/2
Câu 2: Trong các phát biểu sau đây về vận tốc và gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều ,phát biểu nào đúng ?
A. Gia tốc dương (a>0) thì chuyển động là thẳng nhanh dần đều
B.Vật bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều ,vận tốc tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động
C. Trong mọi chuyển động thẳng nhanh dần đều , vận tốc tăng tỉ lệ thuận với gia tốc
D. Chuyển động thẳng có vận tốc ban đầu v0 <0 và gia tốc a <0 là chậm dần đều
Câu 3: Một ôtô đang chạy thẳng đều với vận tốc 36km/h bỗng tăng ga chuyển động nhanh dần đều .Biết rằng sau khi chạy được quãng đường 625m thì ôtô đạt vận tốc 54km/h .Gia tốc của xe là
A. 1mm/s2 B. 1cm/s2 C. 0,1m/s2 D. 1m/s2
Câu 4: Chọn công thức đúng của tốc độ vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất
Câu 5: Một lò xo có độ dài tự nhiên 20cm .Gắn một đầu cố định , kéo đầu kia bằng một lực 15N thì lò xo có độ dài là 22cm .Tìm độ cứng của lò xo .Cho g = 10m/s2
A.750N/m B. 100N/m
C. 145N/m D. 960N/m
Câu 6 Chọn câu trả lời đúng về tính chất của lực ma sát trượt
A.Lực ma sát trượt phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc giữa hai vật
B. Lực ma sát trượt phụ thuộc vào tính chất mặt tiếp xúc giữa hai vật
C.Lực ma sát trượt không phụ thuộc lực nén tác dụng lên mặt tiếp xúc giữa hai vật
D.Đối với hai vật cụ thể tiếp xúc với nhau ,lực ma sát nghỉ luôn lớn hơn lực ma sát trượt
Câu 7: Vật có khối lượng m = 2kg bắt đầu chuyển động theo chiều dương từ gốc toạ độ tại thời điểm t = 2s dưới tác dụng của lực không đổi có độ lớn là 2,4 N. Phương trình chuyển động của vật:
A. x = 1,2 t2 (m) B. x = 1,2 ( t- 2)2 (m)
C. x = 0,6 t2 +(t – 2) (m) D. x = 0,6 t2 -2,4t + 2,4 (m)
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 8: Chọn kết luận đúng : Trong công thức vận tốc của chuyển động nhanh dần đều v = v0 + at thì :
A. a luôn luôn dương B. a luôn cùng dấu với v0
C. a luôn ngược dấu với v D. a luôn ngược dấu với v0
Câu 9: Chọn đúng tần số quay của kim giờ trên mặt đồng hồ:
A. fg = 4,62.10-5 Hz B. fg = 2,31.10-5 Hz
C. fg = 2,78.10-4 Hz D. fg = 1,16.10-5 Hz
Câu 10: Điều nào sau đây là sai ?Một vật sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều khi:
A. gia tốc của nó bằng 0
B. nó không chịu tác dụng của lực nào
C. các lực tác dụng lên nó cân bằng nhau
D. nó chịu tác dụng của hai lực ngược chiều và cùng độ lớn
Câu 11: Chọn câu trả lời đúng Gia tốc của chuyển động tròn đều
A. là một đại lượng véctơ luôn tiếp tuyến với quĩ đạo chuyển động
B. là một đại lượng véctơ luôn hướng về tâm quĩ đạo chuyển động
C. là một đại lượng véctơ luôn cùng phương ,chiều với véctơ vận tốc dài
D. Cả A,B,C đều sai
Câu 12: Một vật rơi tự do từ trên xuống .Biết rằng trong giây cuối cùng hòn đá rơi được 25m .Tím chiều cao thả vật .Lấy
Advertisements (Quảng cáo)
g = 10m/s2
A. 45m B. 40m C. 35m D.50m
Câu 13: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 54km/h thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều và dừng lại sau 10s .Chọn chiều dương là chiều chuyển động của ôtô .Vận tốc của ôtô sau khi hãm phanh được 6s là
A. 2,5m/s B. 6m/s
C. 7,5m/s D. 9 m/s
Câu 14: Đối với hai vật bị ném ngang thì khẳng định nào sau đây là đúng
A. Vật nào có vận tốc ban đầu lớn hơn thì bay xa hơn
B. Vật nào có khối lượng lớn hơn thì bay xa hơn
C. Vật nào có khối lượng nhỏ hơn thì bay xa hơn
D. Vật nào có vận tốc ban đầu và độ cao hơn ban đầu lớn hơn thì bay xa hơn
Câu 15: Phương trình chuyển động của một vật có dạng : x = 3 -4t + 2t2 .Biểu thức vận tốc tức thời của vật theo thời gian là :
A. v = 2(t – 2) (m/s) B. v = 4(t – 1) (m/s)
C. v = 2(t – 1) (m/s) D. v = 2(t + 2) (m/s)
Câu 16: Khi khối lượng của hai vật tăng lên gấp đôi và khoảng cách giữa chúng giảm đi một nửa thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn :
A.Tăng gấp 4 lần B.Giảm đi một nửa
C.Tăng gấp 16 lần D.Giữ nguyên như cũ
Câu 17: Cho gia tốc g ở mặt đất là 10m/s2 thì ở độ cao bằng bán kính trái đất ,gia tốc này sẽ là :
A.5m/s2 B.7,5m/s2
C.20 m/s2 D.2,5 m/s2
Câu 18: Một vật có khối lượng m = 4kg đang ở trạng thái nghỉ được truyền một hợp lực F = 8N .Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian 5s bằng :
A. 5m B. 25m C. 30m D. 20m
Câu 19: Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của hai lực cân bằng
A.Hai lực có cùng giá B. Hai lực đặt vào hai vật khác nhau
C.Hai lực ngược chiều nhau D. Hai lực có cùng độ lớn
Câu 20 Một xe máy đang chạy với vận tốc 15m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và xe máy chuyển động nhanh dần đều .Sau 10s xe đạt đến vận tốc 20m/s .Tính gia tốc và vận tốc của xe ôtô sau 20s kể từ lúc tăng ga
A. 0,5 m/s2 ; 25 m/s B. 0,5 m/s2 ; 27 m/s
C. 1,5 m/s2 ; 25 m/s D. 1,5 m/s2 ; 27 m/s
Câu 21: Một chiếc xe đạp chạy với vận tốc 40km/h trên một vòng đua có bán kính 100m. Tính gia tốc hướng tâm của xe
A. 0,11m/s2 B. 0,4 m/s2 C. 1,23 m/s2 D. 16m/s2
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Một vật chuyển động có đồ thị tọa – thời gian như hình
a) Xác định đặc điểm của chuyển động?
b) Viết phương trình chuyển động của vật?
c) Xác định vị trí của vật sau 10 giây?
Câu 2: Một đĩa quay đều quanh trục qua tâm O, với vận tốc qua tâm là 300 vòng/phút.
a) Tính tốc độ góc, chu kì.
b) Tính tốc độ dài, gia tốc hướng tâm của 1 điểm trên đĩa cách tâm 10 cm, g = 10 m/s2.
Câu 3: Một ô tô khối lượng 1 tấn, bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều trên đường nằm ngang, khi đi được 150 m thì đạt vận tốc 54 km/h. Lực ma sát giữa xe và mặt đường luôn luôn là 400 N.
a. Tính gia tốc của ô tô?
b. Tìm lực kéo của động cơ?
c. Sau đó tài xế tắt máy. Hỏi xe chạy thêm trong bao lâu và đi thêm quãng đường bao nhiêu thì dừng lại?
_______ HẾT ________