[Thi Văn kì 1 lớp 10 Nam Định] Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 10 của Sở GD&ĐT Nam Định cùng thử sức với đề thi này nhé
ĐỀ CHÍNH THỨC
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4
Thuật hứng
(Bài XXIV)
Nguyễn Trãi
Công danh đã được hợp (1) về nhàn
Lành dữ âu chi (2) thế nghị (3) khen
Advertisements (Quảng cáo)
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Đìa thanh(4) phát cỏ ương sen
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,(5)
Thuyền chở yên hà (6) nặng vạy (7) then
Advertisements (Quảng cáo)
Bui (8) có một lòng trung lẫn (9) hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen” (10)
(Trích theo: Nguyễn Trãi – Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường – NXB Giáo dục – trang 38)
Chú giải:
(1) Hợp: Tiếng cổ có nghĩa là đáng, nên
(2) Âu chi: Lo chi
(3) Nghị: dị nghị ở đây hiểu là chê
(4) Đìa thanh: Đìa là vũng nước ngoài đồng. Thanh là trong
(5) Đầy qua nóc: Đầu quá nóc nhà, nóc kho
(6) Yên hà: Khói, ráng
(7) Vạy: oằn, cong. Nặng vạy then: chở nặng làm thang thuyền oằn xuống
(8) Bui: tiếng cổ, nghĩa là chỉ có
(9) Lẫn: (hoặc lễn, miễn): tiếng cổ nghĩa là với hoặc và
(10) Mài chẳng khuyết… mài cũng không mòn, nhuộm cũng không đen. Ý nói lòng trung hiếu bền vững.
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên
2. Nếu là người biên soạn, anh (chị) sẽ chú giải từ phong nguyệt như thế nào?
3. Hình ảnh con người NguyễnTrãi trong hai câu thơ sau:
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yên hà nặng vạy then
4. Anh (chị) có đồng tình với quan niệm sống NguyễnTrãi nói đến trong câu thơ “Công danh đã được hợp về nhàn” không? Vì sao?
II. PHẦN LÀM VĂN
1.Trong văn bản của phần đọc hiểu, NguyễnTrãi đã nói đến chữ trung và hiếu . Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về chữ trung hoặc chữ hiếu trong thời đại nay
2. a) Hãy tưởng tượng mình là nhân vật An Dương Vương hoặc Mị Châu (trong truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy), tự kể cuộc đời mình
b) Từ câu chuyện trên , anh (chị) có suy nghĩa về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với việc bảo vệ chủ quyền đất nước