Trang Chủ Lớp 9 Đề kiểm tra 1 tiết lớp 9

Kiểm tra 45 phút Chương 2 Đại số 9 – 45 phút: Đồ thị của hàm số = -x + 1 cắt Ox, Oy lần lượt tại A và B. Tính diện tích tam giác OAB.

Tham khảo Đề kiểm tra 45 phút Hàm số bậc nhất – Chương 2 – Đại số 9. Cho hai đường thẳng : \(y = (m – 1)x + 1\) (d1) và \(y = (2 – m)x + 2\) (d2) \((m ≠ 1, m ≠ 2)\). Tìm m để hai đường thẳng song song

Bài 1. Cho hai đường thẳng : \(y = (m – 1)x + 1\) (d1) và \(y = (2 – m)x + 2\) (d2) \((m ≠ 1, m ≠ 2)\)

a. Tìm m để hai đường thẳng song song

b. Chứng tỏ (d1) luôn đi qua 1 điểm cố định

c. Tìm m để hàm số \(y = (2 – m)x + 2\) đồng biến trên \(\mathbb R\)

d. Tìm m để (d2) qua điểm \(M(1; 2)\)

Bài 2. Cho hàm số \(y = -x + 1\)

a. Vẽ đồ thị của hàm số trên.

Từ đó suy ra đồ thị của hàm số \( y = \left| { – x + 1} \right|\)

b. Đồ thị của hàm số \(y = -x + 1\) cắt Ox, Oy lần lượt tại A và B. Tính diện tích tam giác OAB.

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 1. a. (d1) // (d2) \(  \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{   {m – 1 = 2 – m}  \cr   {1 \ne 2}  \cr  } } \right. \Leftrightarrow m = {3 \over 2}\)

b. Gọi \(A({x_0}{\rm{; }}{y_0})\) là điểm cố định cần tìm.

(d1) qua A \(  \Leftrightarrow {y_0} = \left( {m – 1} \right){x_0} + 1\)  (với mọi m)

\(  \Leftrightarrow {x_0}m + 1 – {y_0} – {x_0} = 0\)  (với mọi m)

Advertisements (Quảng cáo)

Phương trình bậc nhất của m có vô số nghiệm

\(  \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{   {{x_0} = 0}  \cr   {1 – {y_0} – {x_0} = 0}  \cr } } \right. \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{   {{x_0} = 0}  \cr   {{y_0} = 1}  \cr  } } \right.\)

Vậy \(A(0; 1)\).

c. Hàm số \(y = (2 – m)x + 2\) đồng biến trên \(\mathbb R\) \(⇔ 2 – m > 0 ⇔ m < 2\)

d. \(M ∈ (d_2)\)\(\; ⇔ 2 = (2 – m).1 + 2 ⇔ m = 2\)

Bài 2. a. Bảng giá trị:

x

1

0

y

0

1

Đồ thị của hàm số là đường thẳng (d) qua hai điểm \(A(1; 0)\) và \(B(0; 1)\).

Ta có:

\( \eqalign{  & \left| {1 – x} \right| \cr&= \left\{ {\matrix{   { – x + 1\,\text{ nếu }\, – x + 1 \ge 0}  \cr   { – \left( { – x + 1} \right)\,\text{ nếu }\, – x + 1 < 0}  \cr  } } \right.  \cr  &  = \left\{ {\matrix{   { – x + 1\,\text{ nếu }\,x \le 1}  \cr   {x – 1\,\text{ nếu }\,x > 1}  \cr  } } \right. \cr} \)

Vậy đồ thị của hàm số \( y = \left| { – x + 1} \right|\)  được suy ra từ đồ thị của hàm số \(y = -x + 1\) bằng cách sau:

+ Tia At được giữ nguyên.

+ Lấy đối xứng tia At’ qua trục hoành, ta được đồ thị của hàm số \( y = \left| { – x + 1} \right|\)  là đường gấp khúc tAu.

b. Ta có: \( {S_{OAB}} = {1 \over 2}OA.OB = {1 \over 2}\)  (đvdt)

Advertisements (Quảng cáo)