1. (3đ). Hãy cho biết những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 – 1941).
2. (3đ). Nhận xét nội dung Chính sách mới của Ru-dơ-ven.
3. (4đ). Trình bày cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1873.
1. (3đ). Những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925- 1941):
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô được thực hiện thông qua các kế hoạch 5 năm (1928 – 1932, 1933 – 1937) và đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt.
– Về kinh tế : Liên Xô trở thành nước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa với sản lượng công nghiệp đứng đầu châu Âu, đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ) ; đã tiến hành tập thể hoá nông nghiệp, có quy mô sản xuất lớn và được cơ giới hoá.
– Về văn hoá – giáo dục, Liên Xô đã thanh toán nạn mù chữ, phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, đạt nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học – kĩ thuật và văn hoá – nghệ thuật.
Advertisements (Quảng cáo)
– Về xã hội, các giai cấp bóc lột đã bị xoá bỏ, chí còn lại hai giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa.
Câu 2 (3đ).
Yêu cầu nhận xét theo nliữnẹ nội dung sau:
– Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã đưa ra Chính sách mới. Chính sách mới bao gồm các biện pháp nhàm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế – tài chính thông qua các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế – tài chính và đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.
– Các biện pháp đề ra trong Chính sách mới đã góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh tế, đưa nước Mĩ thoát dần khỏi khủng hoảng, giúp nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.
Advertisements (Quảng cáo)
3. (4đ).
Yêu cầu nêu được những ý sau:
– Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì:
+ Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi dậy phối hợp với quân triều đình chống Pháp.
+ Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).
+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công làm cho quân Pháp khốn đốn và gây cho chúng nhiều thiệt hại.
– Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Ki :
+ Do thái độ bạc nhược, cầu hoà của triều đình Huế, Pháp chiếm được ba tỉnh miền Tây Nam Kì không tốn một viên đạn (6-1867)
+ Phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú : Bất hợp tác với giặc, một bộ phận kiên quyết đấu tranh vũ trang, nhiều trung tâm kháng chiến ra đời : Đồng Tháp Mười, Tây Ninh,…
Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước : Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông,…