Câu 1: Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào ? Vì sao chiếu Cần vương được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng?
Về phong trào Cần vương :
– Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13 – 7 – 1885, ông nhân danh nhà vua xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
– Phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX.
– Diễn biến phong trào có thể chia thành 2 giai đoạn :
+ Giai đoạn 1 (1885 – 1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra.
+ Giai đoạn 2 (1888 – 1896), phong trào quy tụ những cuộc khởi nghĩa lớn. tập trung ờ các tình Bác Trung Kì và Bắc Kì.
Phong trào Cần Vương được đông đảo nhân dân hưởng ứng là do các cuộc khởi nghĩa trước của nhân dân bị triều đình cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, nên qua chiếu Cần Vương họ cảm thấy rằng người đứng đầu đất nước là vua(đại diện cho giai cấp phong kiến, đại diện đất nước) đã đứng về phe mình, kêu gọi nhân dân đứng lên giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc nên được đông đảo nhân dân hưởng ứng nhiệt tình. Chiếu Cần Vương đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước đó trong mỗi con người.
Câu 2: Nêu những chuyển biến trong xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp?
Advertisements (Quảng cáo)
Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế :
– Nông nghiệp : xuất hiện các đồn điền trồng lúa, cao su nông nghiệp quy mô lớn).
– Xuất hiện một số cơ sở công nghiệp : công nghiệp khai mỏ, công nghiệp phục vụ đời sống.
– Giao thông vận tải : hình thành các tuyến đường sắt, đường bố, cầu cảng lớn.
Advertisements (Quảng cáo)
– Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu được du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với phương thức bóc lột phong kiến.
Những chuyển biến xã hội:
– Tính chất: chuyển từ xã hội phong kiến độc lập sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
– Tình hình cơ cấu xã hội:
+ Các giai cấp cũ (địa chủ phong kiến, nông dân) bị phân hoá.
+ Xuất hiện các giai cấp mới : công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị, tạo điều kiện cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.
– Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.
Câu 3: Hãy so sánh để thấy được điểm mới và khác trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với các bậc tiền bối?
– Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Người không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước.
– Người nhận xét về con đường cứu nước của các vị tiền bối lúc đó như sau: Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì “đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau”, Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách thì chẳng khác gì “xin giặc rủ lòng thương”
– Các nhà yêu nước thời chống Pháp là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản.
– Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây (nước Pháp) để tìm hiểu vì sao nước Pháp lại thống trị nước mình và thực chất của các từ “tự do bình đẳng, bác ái” để từ đó xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
– Cách làm của Người là chọn phương Tây, nơi được mệnh danh là có tư tưởng hòa bình, bác ái, Người đi vào cuộc sống của những người lao động, tìm hiểu họ và gắn kết họ lại với nhau. Người đề cao học tập và lí luận. Và ở đây Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng 10 Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước – con đường cách mạng vô sản.