Trang Chủ Lớp 8 Đề thi học kì 1 lớp 8

Đề thi học kì 1 lớp 8 môn Lý: Chuyển động nào sau đây không là chuyển động cơ học?

Chuyển động nào sau đây không là chuyển động cơ học?;  Hãy nối các cột bên trái và các cột bên phải cho phù hợp … trong Đề thi học kì 1 lớp 8 môn Lý. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây

1..  Chuyển động nào sau đây không là chuyển động cơ học?

       A. Sự rơi của chiếc lá.

       B. Sự di chuyển của đám mây trên bầu trời.

       C. Sự thay đổi hướng đi của tia sáng từ không khí vào nước.

       D. Sự đong đưa của quả lắc đồng hồ.

2. Hành khách trên tàu A thấy tàu B đang chuyển động về phía trước. Còn hành khách trên tàu B lại thấy tàu C cũng chuyển động về phía trước. Vậy hành khách trên tàu A sẽ thấy tàu C:

            A, Đứng yên.

            B. Chạy lùi về phía sau.

            C. Tiến về phía trước.

3. Hãy nối các cột bên trái và các cột bên phải cho phù hợp.

1. Chuyển động của trái đất quanh mặt trời.

a, Chuyể động thẳng.

2. Chuyển động của thang máy.

b, Chuyển động cong.

4. Chuyển động của ngăn kéo hộc tủ.

c, Chuyển động tròn.

5. Chuyển động tự quay của Trái Đất.

d, Chuyển động không xác định.

4. Biết độ lớn vận tốc của một vật , ta có thể.

            A. Biết được quỹ đạo của vật là đường tròn hay dường thẳng.

            B. Biết được vật chuyển động nhanh hay chậm.

            C. Biết được tại sao vật chuyển động.

            D. Biết được hướng chuyển động của vật.

5. Một chiếc máy bay mất 5h 15 phút để bay được đọn đường 630 km. Vận tốc trung bình của máy bay là.

            A. 2km/phút

            B. 120 km/h

            C. 33,33m/s

            D. Tất cả các giá trị trên đều đúng.

6. Lực là nguyên nhân làm.

            A. Thay đổi vận tốc của vật.

            B. Vật bị biến dạng

Advertisements (Quảng cáo)

            C. Thay đổi dạng quỹ đạo của vật.

            D. Các tác động A,B,C

7. Dấu hiệu nào sau đây là chuển động theo quán tính.

            A. Vận tốc của vật luôn thay đổi.

            B. Độ lớn vận tốc của vật không đổi.

            C. Chuyển động của vật theo đường cong.

            D. Vật tiếp tục đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.

 Câu 8. Những cách nào sau đây sẽ làm giảm lực ma sát.

            A. Mài nhẵn bề mặt tiếp xúc giữa các vật.

            B. Thêm dầu mỡ.

            C. Giảm lực ép giữa các vật lên nhau.

            D. Tất cả các biện pháp trên.

9. Trường hợp nào sau đây không có áp lực.

            A. Lực của búa đóng vào đinh.

            B. Trọng lượng của vật.

Advertisements (Quảng cáo)

            C. Lực của vợt tác dụng vào quả bóng.

            D. Lực kéo của một vật lên cao.

1.0.  Lực đẩy Ắc- si – mét không phụ thuộc vào đại lượng nào sau đây?

            A. Khối lượng của vật bị nhúng.

            B. Thể tích của vật bị nhúng.

            C. Trọng lượng riêng của chất lỏng đụng trong chậu.

            D. Khối lượng riêng của chất lỏng đụng trong chậu

B.Tự luận(5đ)  

Bài 1. Một ô tô chạy xuống một cái dốc dài 30 km hết 45 phút, xe lại tiếp tục chạy thêm một quãng đường nằm ngang dài 90 km hết 3/2 giờ. Tính vận tốc trung bình (ra km/h; m/s):

a) Trên mỗi quãng đường?

b) Trên cả quãng đường?

Bài 2. Đổ một lượng nước vào trong cốc sao cho độ cao của nước trong cốc là 8cm.

a) Tính áp suất của nước lên đáy cốc và lên một điểm A cách đáy cốc 3 cm.

b) Lấy một quả cầu bằng gỗ có thể tích là 4cm3 thả vào cốc nước. Hãy tính lực cần thiết tác dụng vào quả cầu làm cho quả cầu chìm hoàn toàn trong nước.

Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3, của gỗ là 8600N/m3.


Đáp án và lời giải chi tiết

A. TRẮC NGHIỆM (3 Điểm)

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

C

1 – b; 2 – a; 3 – a; 4 – c

B

D

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

D

D

D

D

A

B. TỰ LUẬN(5 Điểm)

1. a. Đổi 45 phút = 0,75 h

Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc là:

Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường nằm ngang là:

\({v_{tb2}} = \dfrac{{{s_2}}}{{{t_2}}} = \dfrac{{90}}{{1,5}} = 60\left( {km/h} \right)\)\(\, \approx 16,67\left( {m/s} \right)\)

b. Vận tốc trung bình trong cả đoàn đường dốc và nằm ngang là:

 \({v_{tb}} = \dfrac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}} = \dfrac{{30 + 90}}{{0,75 + 1,5}} \)\(\,\approx 53,3\left( {km/h} \right) \approx 14,8\left( {m/s} \right)\)

Vậy vận tốc trung bình của xe trên cả quãng dốc và ngang là: 53,3 km/h hay 14, m/s.

2. a. Đổi 8cm = 8.10-2 m.

Áp suất do nước gây ra ở đáy bình là:

p=d.h=10000.8.10-2 = 800(N/m2)

Áp suất tác dụng lên điểm A cách đáy cốc 3cm là:

hA= 8 -3 = 5cm = 0,05 m

pA = d.hA = 10000.0,05 = 500 (N/m2)

b. Đổi 4 cm3 = 4.10-6m3

Để quả cầu gỗ chìm hoàn toàn thì ta có:

P + F = FA

=> dg.V + F = d.V

=> F = 10000.4.10-6 –8600.4.10-6

=> F =0,00 56 (N)

Advertisements (Quảng cáo)