1. (3đ). Phân tích ý nghĩa lịch sử của Cách mạng 1905 – 1907 ở Nga.
2. (4đ). Trình bày diễn biến chính phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ nửa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
3. (3đ). Hãy cho biết những tiến bộ tiêu biểu về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội thế kỉ XVIII – XIX.
1. (3đ). Yêu câu phân tích được những nội dung sau:
– Cách mạng Nga 1905 – 1907 tuy thất bại nhưng đã làm lung lay nén thống trị của địa chủ và tư sản, làm suy yếu chế độ Nga hoàng.
– Là bước chuẩn bị cần thiết cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ diễn ra 10 năm sau đó. Đồng thời, Cách mạng Nga 1905 – 1907 cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới.
2. (4đ). Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ nửa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:
* Khởi nghĩa Xi-pay:
Advertisements (Quảng cáo)
– Nãm 1857, 60 000 binh lính và nhân dân nổi dậy vũ trang khởi nghĩa. Phong trào lan rộng khắp miền Bắc và một phần miền Trung Ấn Độ. Nghĩa quân đã lập chính quyền ở ba thành phố lớn.
– Thực dân Anh phải dốc toàn lực để đàn áp. Năm 1859, khởi nghĩa thất bại.
– Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ân Độ, mở đầu cho phong trào đấu tranh rộng lớn sau này.
* Đảng Quốc đại ra đời và hoạt động:
– Nãm 1885, Đảng Ọuốc đại được thành lập. Đây là chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc.
– Hoạt động : lúc đầu đi theo đường lối ôn hoà, về sau phân hoá một bộ phận theo đường lối cấp tiến chủ trương đòi lật đổ ách thống trị thực dân, đứng đầu là Ti-lắc.
Advertisements (Quảng cáo)
* Cao trào cách mạng 1905 -1908:
– Năm 1905, nhân dân Ấn Độ biểu tình rầm rộ chống chính sách “chia để trị” của thực dân Anh đối với xứ Ben-gan.
– Tháng 7-1908, công nhân Bom-bay bãi công, thành lập các đom vị chiến đấu chống lại quân đội Anh.
– Phong trào bị thực dân Anh đàn áp rất dã man nên lần lượt thất bại, song đã đặt cơ sở cho những thắng lợi của nhân dân Ấn Độ sau này.
3. (3đ). Những tiến bộ tiêu biểu vể khoa học tự nhiên và khoa học xã hội thế kỉ XVIII-XIX:
* Khoa học tự nhiên:
– Đầu thế kỉ XVIII, Niu-tơn (người Anh) đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.
– Giữa thế kỉ XVIII, Lô-mô-nô-xốp (người Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng, cùng nhiều phát minh lớn về vật lí, hoá học.
– Năm 1837, Puốc-kin-giơ (người Séc) khám phá ra bí mật về sự phát triển của thực vật và đời sống của các mô động vật. Ông trở thành người đầu tiên chứng minh rằng đời sống của mô sinh vật là sự phát triển của tế bào và sự phân bào.
– Năm 1859, Đác-uyn (người Anh) nêu lên thuyết tiến hoá và di truyền, đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật và tính chất bất biến của các loài.
* Khoa học xã hội:
– Về triết học, xuất hiện chủ nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bách và phép biện chứng của Hê-ghen (người Đức).
– Về kinh tế học, A-đam Xmít và Ri-các-đô (người Anh) đã xây dựng học thuyết chính trị – kinh tế học tư sản.
– Về tư tưởng, xuất hiện chủ nghĩa xã hội không tưởng, gắn liền với tên tuổi của Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.
– Đặc biệt là sự ra đời của học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác và Ăng-ghen sáng lập, được coi là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người.